Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Status hay và độc đáo cho bạn

Status hay, Status hay nhất, Status doc dao nhat danh cho bạn – Status hay còn gọi là thông điệp, là những chia sẻ, những cảm xúc bạn muốn chia sẻ, muốn nói với tất cả mọi người. Những Status hay là những Status có nội dung sâu sắc và ý nghĩa, dưới đây là một số Status khá hay mình sưu tầm trên Internet và chữ ký của các thành viên trên nhiều diễn đàn, chắc chắc sẽ không làm bạn thất vọng.

Ngoài ra nếu bạn có câu Status nào hay và độc đáo khác, hãy chia sẻ với NhacXinh bằng cách Comment nhé :) nhan tin sms mien phi
Dưới đây là một số câu Status hay mình sưu tầm được :
_____________________
Hôm qua là quá khứ, ngày mai là điều bí ẩn, chỉ có hôm nay là một món quà :D
_____________________
Luôn luôn lắng nghe , lâu lâu mới hiểu,
_____________________
- Trời đã sinh ra anh… sao lại còn sinh ra chồng em
- Tiền thì anh không thiếu. Nhưng nhiều thì anh không có
- Quay đầu là bờ.. ai ngờ vực thẳm
_____________________
Ai bảo rằng cây không buồn, không khóc, đá không
sầu không nhớ thương ai….
Cây không buồn sao lá vàng rơi rụng, đá
không sầu sao đá phủ rêu xanh
Đáp hay:
Cây rụng lá vì cần thay mới, đá phủ rêu vì mưa thấm lâu ngày, vậy mà cũng nhìn ra là buồn được, đúng là người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ.
_____________________
Sống trên đời này mà không có suy nghĩ gì về cái thế giới mà mình đang tồn tại, cũng giống như bước vào một thư viện lớn mà không hề đọc quyển sách nào.
_____________________
Tình
yêu như những miếng ghép không khít. Không có ai hợp ai 100% cả! Cứ đi
tìm một tình yêu hoàn hảo mà bỏ lại phía sau những cảm xúc đẹp đẽ, thì
bạn là kẻ ngốc đó
_____________________
Hãy cố gắng cho dù đã thất bại.
Nở nụ cười tin tưởng ở tương lai.
Chưa thất bại là chưa từng trải.
Chưa đau thương là chưa bước vào đời.
_____________________
Gặp được nhau là có lẽ là tình cờ
Quen biết nhau chắc số phận đẩy đưa
Nhưng tại sao ko thể cùng chung bước
Đến rồi đi… là chân lý phải ko
_____________________
Tính cẩn thận là mẹ đẻ của sự an toàn nhưng lại là con đẻ của nỗi sợ hãi
_____________________
Mày khóc chắc là mày buồn lắm… Tao đang cười chứng tỏ tao rất vui
_____________________
“Càng hiểu về con người, tôi càng yêu chó”
_____________________
Đéo mẹ, nhân tình – đã biết rồi
Nhạt như nước ốc, bạc như vôi
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi………
_____________________
Buồn ở đâu theo tối xuống rồi
Đã tràn u ám cả hồn tôi
Đang ngồi say khướt bên ao vắng
Tha thẩn nhớ người không nhớ tôi
_____________________
Trước cổng nhà thờ, anh và em
Hai đứa hôn nhau chúa đứng xem
Giật mình chúa bảo: này hai đứa!
Hôn nhau như thế…chúa cũng thèm
_____________________
Những giọt nườc mắt cay đắng nhất đều xuất phát từ sự hối tiếc.
Hãy nói những lời yêu thương, biểu lộ cử chỉ cao đẹp ân cần khi chưa quá muộn.
_____________________
Tà áo xưa theo gió vào ngăn tủ
Vành xe xưa bán lại buổi chợ chiều
Vườn hoa nay héo rồi cành hoa trắng
Thằng khờ này cũng hết rồi thủy chung…
_____________________
Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ… Chơi không học có vẻ vui hơn.
“Học mà không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi mà không học bán rẻ tương lai”
_____________________
Thi is a lovely msg to a lovely person from a lovely friend on a lovely reason at lovely time from a lovely mind in a lovely style to say have a lovely night
_____________________
Rồi 1 ngày 2 ta cùng phải chết
Anh nguyện người chết trước sẽ là em
Trước mộ em anh xin hứa 1 điều
Em gái em anh sẽ thương tử tế
_____________________
Miệng mỉm cười nhưng tâm hồn buốt giá
Khóc trog lòng nhưg mặt vẫn vui tươi
Giấu nỗi đau một góc nào sâu thẳm
Nguyện suốt đời làm một kẻ vô tâm.
_____________________
Nâng ly uống cạn chén sầu
Uống xong xuống tóc cạo đầu đi tu
Đi tu mới biết mình ngu
Khi yêu phải đứa cũng tu cùng chùa
_____________________
Ở trên đời có gì đẹp hơn thế… Người với người sống để mến yêu nhau… Tình yêu làm cuộc sống hoá muôn màu… Rồi bị đá nhảy đường tàu tự tử =))
_____________________
Thất tình tự tử….đu dây điện…
điện giật tê tê….chết từ từ…
_____________________
Ai đưa chim sáo sang sông… Để cho chim sáo mắc công bay về
_____________________
Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó
Một nông trường bát ngát lá mơ xanh
Một dãy Trường Sơn trồng đầy sả ớt
Một dòng sông chan chứa rượu pha cồn
Để nơi ấy tháng ngày anh tu luyện
Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em…
_____________________
Nụ cười ấy làm ta … vui mỗi ngay, làm ta …
vui mỗi lần nhìn thấy, làm ta … thanh thản và nhẹ nhõm, làm ta … xao
xuyến bâng khuâng, hạnh phúc chỉ đơn giản là nhìn thấy nụ cười ấy, nụ
cười … của chủ tịch HCM in trên tờ poyme 500K
_____________________
Cuộc đời là vở kịch dài | Ta là vai chính cả hài lẫn bi…
_____________________
Đời tôi nghèo lấy đâu ra mộng đẹp | Kiếp phong trần thu hẹp chuyện yêu đương
_____________________
Tôi thả một chiếc lá, chiếc lá trôi
Tôi thả một bông hoa, bông hoa trôi
Tôi thả con thuyền giấy, con thuyền giấy trôi
Tôi giữ em lại, em vẫn trôi…
_____________________
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt… Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi
_____________________
Đừng nhớ về quá khứ
Đừng mơ đến tương lai
Hãy nghĩ về hiện tại
Đi xong nhớ dội cầu
_____________________
Anh yêu em như Bác Hồ yêu tổ quốc… Mất em rồi như Pháp mất Đông Dương
_____________________
Mượn xe nhớ đổ xăng – Đổ xăng nhớ đổ đầy
_____________________
Anh với em giống nhau nhiều lắm
Cũng biết sống và cũng biết yêu
Em với anh chỉ khác một điều
Anh yêu em còn em yêu người khác
_____________________
Đôi khi, bạn cần phải chạy thật xa và bạn có thể thấy ai sẽ chạy theo
bạn…
Đôi khi, bạn cần phải nói nhỏ hơn để thấy
được ai đang nghe mình…
Và đôi khi bạn cần để người bạn yêu đi khỏi để
thấy được họ có đủ yêu bạn để trở về bên bạn…
_____________________
Có cánh hoa nào mà không tàn úa
Có hạnh phúc nào sẽ chẳng hư hao
Có cuộc đời nào không xuống thấp lên cao
Có môi nào không rung lên vì tiếng nấc !
____________________
Em ơi, em có buồn không khi trời nóng 39 độ mà em không đc cởi trần như anh.
____________________
Ăn xoài đừng chọn xoài chua… Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình
____________________
Khuyến khích sáng tạo – ba sạo thì táng
____________________
Chưa học xong chưa ngủ, chưa học đủ chưa online
____________________
Đôi khi nhớ lại làm lòng quên lãng… Lắm lúc tìm quên nỗi nhớ bỗng dâng đầy
____________________
Gương kia ngự ở trên tường…bao giờ ta gặp được người yêu ta… gương cười gương bảo lại rằng : “Mặt mày mà có người yêu tao cùi”.
____________________
Em vẫn từng đợi anh.. như anh từng đợi nó…như nó từng đợi thằng kia…như thằng kia mong con ấy
____________________
Everyday, when God opens the door of Heaven, he saw me and asked: ”What is your wish for today?!” I said: Lord! Please take care of the one reading this message!
____________________
Buồn đau là biển cả, vui sướng là ngọc châu. Muốn tìm được ngọc châu phải lặn sâu nơi biển cả
____________________
Ân tình bạc bẽo nuôi tôi lớn
Sóng gió cuộc đời dạy tôi khôn
Không khóc dù gặp bao cay đắng
Bất chấp đau thương vẫn lạnh lùng
____________________
Without you my days are “Sadday,”Moanday, “Tearsday, “Wasteday, “Thirstday, “Fightday”, and “Shatterday”
____________________
iền lành là bản tính, tốt bụng vì bản thiện, làm việc bằng bản lĩnh, đi học như bản năng, chỉ nghĩ tới bản thân ^_^
____________________
hức trắng đêm nay nhớ một người. Một người tôi nhớ, một người thôi. Đêm nay, đêm nữa, đêm mai nữa… Tôi nhớ một người không nhớ tôi
____________________
Có một thứ tiền không thể mua được. Đó là sự nghèo khó!
____________________
Không phải tôi đặt ra mẫu người con gái của mình để rồi tôi tìm thấy cô ấy mà là cô ấy đặt ra mẫu người con gái tôi yêu
http://benhvienmaytinhnet.com

Nhãn:

Nên để trẻ tiếp xúc sớm với công nghệ

 

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo), để trẻ học tốt môn toán, giáo viên và phụ huynh nên kết hợp hài hòa việc áp dụng công nghệ thông tin với cách học truyền thống.

Chiều ngày 13/11, Giáo sư Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội; ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Đại học FPT đã có mặt tại tòa soạn VnExpress để tư vấn cho bạn đọc các phương pháp giúp trẻ học toán hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ. Chương trình thu hút gần 1.000 câu hỏi tham gia từ độc giả.
Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn về cách áp dụng công nghệ thông tin như thế nào cho đúng khi dạy con học toán. Trong khi đó, không ít người cũng tỏ ra e ngại khi nghĩ đến mặt trái của công nghệ thông tin nếu vô tình thả lỏng cho con tiếp xúc. Ba vị khách mời đã nhiệt tình tư vấn cách giúp trẻ học toán hữu hiệu, áp dụng công nghệ mới để có thể "vừa học vừa chơi". Thay vì lo lắng, ép con học cho bằng được, bố mẹ nên khơi dậy ở trẻ sự hứng thú với các con số.
Giáo sư Đỗ Đức Thái, ông Quách Tuấn Ngọc và ông Nguyễn Xuân Phong (từ phải sang) tư vấn cho độc giả VnExpress cách giúp trẻ học toán hiệu quả.
- Con gái tôi đang học lớp 4, cháu không thích học toán (chưa đến mức sợ) nhưng theo quan sát của tôi, so với các môn khác, toán cháu có vẻ tiếp thu chậm hơn, ngại học hơn. Tôi đã tìm đủ mọi phương pháp để cháu nắm bắt môn toán tốt hơn nhưng có vẻ không hiệu quả. Phải chăng phương pháp của tôi chưa đúng. Kính mong các vị tư vấn cho tôi một phương pháp cụ thể để bé bớt sợ môn toán và ham học hơn. Xin cám ơn! (Nguyễn Hồng Anh, 35 tuổi)
- Thầy Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội: Tôi nghĩ rằng câu hỏi của bạn liên quan đến một trong những vấn đề cốt lõi nhất của việc dạy học toán cho học sinh, trong đó có các em tiểu học, đó là: làm thế nào để các em có được một động cơ học tập toán thật tốt. Động cơ đó sẽ từng bước tạo cho các em lòng ham học, ham hiểu biết, đó cũng là những nhân tố chính tạo nên sự say mê học toán ở các em, đặc biệt là các em nhỏ. Tôi nghĩ rằng, các bậc cha mẹ phải cố gắng tạo ra được cho con em mình một động cơ học tập toán đúng đắn. Tôi không nghĩ rằng thước đo của một động cơ đúng đắn là con em mình phải có điểm cao môn toán khi học ở nhà trường, phải làm thêm được nhiều bài tập toán nâng cao...
Một động cơ học tập tốt, theo tôi, phải tạo cho trẻ em niềm vui khi học toán, học mà chơi, chơi mà học, phải thấy được vẻ đẹp từ những con số, những phép toán hay những hình vẽ.
Thầy Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thầy Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội
- Thưa ông Quách Tuấn Ngọc, toán là một trong những môn học rất quan trọng trong mọi cấp lớp. Việc đưa công nghệ thông tin vào chương trình học toán, đặc biệt là cho học sinh tiểu học, có giúp trẻ học tốt hơn không? Theo ông, ngoài giờ học ở trường, còn có những phương pháp nào khác giúp trẻ học hiệu quả và dễ nhớ bài hơn không? (Trúc Ly, 38 tuổi).
- Ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo): Trong thời đại công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học không chỉ cho môn toán mà còn phổ biến cho mọi môn học khác. Đương nhiên, việc ứng dụng này giúp cho người học nói chung và trẻ em nói riêng học tốt hơn vì những phần mềm dạy học với kịch bản rất sinh động đi kèm âm thanh, hình ảnh, video minh họa. Ngoài ra, nhiều phầm mềm được viết ra như những trò chơi nên cuốn hút các em học. Công nghệ thông tin giúp cho người học học theo năng lực, sở thích của mình. Ở đây, cụ thể là năng lực tiếp thu, ý thích của trẻ cũng khác nhau. Nếu học ở lớp học truyền thống thì những việc này khó đáp ứng. Với máy tính kết nối Internet, người học có thể tìm cho mình những nội dung thích hợp để học.
Hiện nay, việc học tập không chỉ bó hẹp trong nhà trường, người thầy không phải là người duy nhất có thông tin truyền thụ cho các em, mà các em có thể chủ động học hỏi, tìm tòi thêm bài học với nhiều phương pháp học khác nhau qua mạng Internet. Điều này giúp trẻ có thể rèn luyện tính chủ động, tìm tòi.
- Nên học toán như thế nào để đạt kết quả cao, thưa các chuyên gia? (Chi, 10 tuổi)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Học toán cũng như học các môn học khác đòi hỏi các em học sinh, nhất là các em học sinh nhỏ tuổi cần phải đạt được từng bước sau đây:
Trước hết, các em phải tạo cho mình một nề nếp học tập tốt. Giờ nào việc nấy, giờ học là phải tập trung, chơi ra chơi, học ra học.
Sau đó, học sinh cần rèn cho mình một thói quen cẩn thận, chu đáo. Cẩn thận từ việc cầm bút, cầm thước kẻ, cẩn thận trong từng phép tính và tập dần thói quen kiểm tra lại bài làm của mình.
Tiếp đó, các em nhỏ nên rút kinh nghiệm dần qua từng bài học để tìm ra một cách học thích hợp nhất đối với bản thân. Các thầy cô giáo, cha mẹ nên quan tâm đến điều này bên cạnh việc dạy kiến thức cho trẻ.
- Thưa ông Nguyễn Xuân Phong, những ứng dụng công nghệ vào việc học Toán của FPT đã tạo những thuận lợi gì cho các em học sinh? Việc ứng dụng công nghệ này có giúp việc học Toán đơn giản, dễ dàng, hứng thú hơn không? Lý do vì sao? (Nguyễn Thành Thái Nguyên, 35 tuổi)
- Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Đại học FPT: Kính chào các quý độc giả báo điện tử VnExpress! Hiện nay ĐH FPT phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi giải Toán qua mạng Internet thường niên trên trang web violympic.net. Cuộc thi này đã mang lại cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 cơ hội luyện tập, cọ xát với các bạn trên toàn quốc mọi lúc mọi nơi. Học sinh có thể tham gia giải Toán trên máy tính, các thiết bị di động và thậm chí cả TV.
Hình thức thi cũng được thể hiện đa dạng, hấp dẫn và phù hợp hơn với từng lứa tuổi. Ví dụ như có nhiều dạng bài được thể hiện dưới dạng trò chơi với nhiều hiệu ứng hình ảnh, hoạt hình sinh động. Tính tương tác cũng được tăng cường hơn nhiều so với khi giải toán theo sách. Tất cả những ứng dụng này sẽ làm cho các em học sinh được vừa học vừa chơi, không cảm thấy việc học quá khô khan hay đơn điệu.
- Xin hỏi bác Quách Tuấn Ngọc, theo bác ứng dụng công nghệ nào hiện nay được đánh giá cao với tiêu chí giúp trẻ học toán hiệu quả? (Truong Viet Ha, 37 tuổi, Germany)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Một trong những nguyên lý giúp trẻ học hiệu quả hơn là các bài học được thiết kế theo phong cách "vừa học vừa chơi". Qua đó, trẻ sẽ cảm thấy rất thoải mái, hứng thú hơn. Tiêu chí thứ hai là sự tương tác trong quá trình thiết kế bài giảng với người học. Thứ ba là công nghệ multimedia. Theo đó, bài giảng không chỉ đơn thuần chỉ có chữ mà còn có thêm multimedia như âm thanh, hình ảnh, video, hoạt hình... nên trẻ rất thích. Thứ tư là sự đa dạng trong việc thực hiện các loại câu hỏi kiểm tra đánh giá giúp trẻ phản ứng linh hoạt.
Ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Toán là môn học với những con số khô khan, cứng nhắc, vì vậy dễ gây nhàm chán và ít hấp dẫn trẻ? Vậy có cách nào để môn Toán trở nên sinh động hơn trong mắt trẻ? (Lê Văn, 29 tuổi)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi không nghĩ rằng Toán học là một môn học khô khan. Trong nhiều thế kỷ, Toán học đã được xếp vào môn khoa học nghệ thuật tự nhiên. Toán học được dạy trong chương trình tiểu học xuất phát từ thực tiễn đời sống của con người và cũng gắn liền với vạn vật xung quanh trẻ em. Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta không có một cách dạy thích hợp cho trẻ em, ví dụ nặng về dạy kiến thức, nặng về dạy các bài toán nâng cao, không mẫu mực... mà chưa chú ý đúng mức đến vẻ sinh động của Toán học trong cuộc sống thì tất nhiên Toán học đối với trẻ em sẽ trở thành những con số khô khan, cứng nhắc, những mẹo mực giải toán không biết từ đâu ra. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi hoàn toàn chia sẻ với bạn điều đó.
Có nhiều cách để Toán học trở nên sinh động trong con mắt trẻ em. Ví dụ: dạy toán cho các em bắt đầu từ những sự vật xung quanh cuộc sống của trẻ, vừa chơi vừa học, để trẻ tự khám phá các tri thức toán học... Trên hết, bạn không được biến môn toán thành môn học của những mẹo mực giải những bài toán khó. Quá tải sẽ tiêu diệt vẻ đẹp cũng như sự sinh động của toán học đối với trẻ.
- Đa số ở độ tuổi này, các bé vẫn còn rất hiếu động, thích tiếp thu những cái mới dưới dạng các trò chơi thay vì kiểu học thụ động với sách vở. Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, vậy FPT có những chương trình nào trong việc ứng dụng công nghệ vào việc giúp trẻ vui học nói chung và học Toán nói riêng? (Trần Thị Ngọc Dung, 39 tuổi)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: FPT luôn mong muốn có được những ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đào tạo. Ngoài cuộc thi giải Toán qua Internet ViOlympic hiện có gần 10 triệu thành viên đăng ký tham gia, chúng tôi đang chuẩn bị để đưa ra nội dung giải Toán bằng tiếng Anh cũng như các dạng Toán logic. Đại học FPT cũng phối hợp với Tập đoàn Samsung đưa ra ứng dụng ViOlympic Em giỏi Toán có tính năng thi và luyện tập Toán trên các dòng Samsung Smart TV. Trong tương lai các nội dung học tập trên máy tính bảng và các thiết bị di động cũng sẽ được thực hiện.
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Đại học FPT.
- Kính gửi ông Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Cuộc thi ViOlympic đang thu hút nhiều học sinh tham gia kể từ khi ra đời năm 2008, ông có nghĩ rằng đây là dấu hiệu tốt cho nền toán học trong nước không? (Trần Mạnh Đức, 30 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Tôi phải khẳng định đây là một dấu hiệu rất tốt. Thứ nhất, chương trình này tạo ra một sân vừa học vừa chơi mới. Thứ hai, đây còn là một mô hình xã hội hóa giáo dục. Nếu có nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp cùng tạo ra những sân chơi tương tự thì xã hội nói chung và trẻ em nói riêng sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Thứ ba, chúng ta biết rằng trên Internet còn rất nhiều điều không có lợi nên một trong những cách đối phó với tình trạng trên là xây dựng những chương trình bổ ích cho lớp trẻ. Thứ tư, việc thu hút được nhiều học sinh tham gia ViOlympic chứng tỏ sự thành công của chương trình này. Cuối cùng, những thế hệ học sinh tham gia ViOlympic sẽ là nguồn nhân lực có năng lực toán học tốt cho tương lai. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó Việt Nam có thể mở rộng sân chơi này ra các nước trong khu vực.
- Con trai tôi học lớp 5 tự học toán tốt (được cô nhận xét vào sổ liên lạc là "có năng khiếu toán") nhưng chưa bao giờ tôi thấy bé hứng thú tìm tòi học tập môn này. Xin hỏi làm cách nào để bé say mê môn toán mà cháu đang học rất tốt? Xin cám ơn! (Phong, 42 tuổi, Thủ Đức).
- Thầy Đỗ Đức Thái: Như bạn nói, con trai bạn có khả năng tự học toán tốt. Theo tôi, đấy là yếu tố rất thuận lợi để tạo hứng thú cho con bạn tìm tòi và say mê học tập toán. Tôi nghĩ bạn có thể thử làm những cách sau đây:
+ Bạn đọc và lựa chọn một số bài toán không khó về mặt cách giải, nhưng bạn tìm được niềm sung sướng sau khi bạn tự giải hoặc nghiên cứu lời giải của bài toán. Tôi tin rằng, vẻ đẹp của những bài toán đó sẽ lôi cuốn dần con trai bạn và từng bước tạo niềm say mê cho cháu.
+ Bạn lựa chọn cho cháu đọc cũng như bạn kể cho cháu nghe những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử toán học. Sức hấp dẫn của những câu chuyện đó rất lớn.
+ Tìm những cuốn sách, bài báo viết về những danh nhân toán học. Tôi nghĩ rằng những tấm gương đó sẽ gợi nên trong trẻ niềm khát vọng vươn lên, theo gương những nhà toán học.
+ Trong điều kiện có thể, bạn có thể cho con bạn tham dự những hình thức thi giải toán. Kết quả không bao giờ là quá quan trọng mà điều quan trọng là những kỳ thi đó sẽ động viên, thôi thúc sự say mê học toán của trẻ.
- Thực tế, nhiều ý kiến vẫn cho rằng cho trẻ tiếp xúc sớm với CNTT sớm chưa hẳn đã là ý hay, có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác. Bản thân tôi cũng nhận thấy được điều đó khi cháu nhà tôi cứ thích học bằng máy vi tính hơn là học bằng sách vở, đụng tới quyển sách là cháu tỏ vẻ không thích thú. Đây là điều làm tôi lo lắng, có cách nào khắc phục được nhược điểm công nghệ này không? (Jenny Nguyễn, 34 tuổi)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Tôi nghĩ chúng ta nên coi việc các thiết bị điện tử với nội dung đa phương tiện có tính hấp dẫn hơn các phương tiện học tập truyền thống như sách giáo khoa là một chuyện bình thường và tất yếu. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng trước các tác hại có thể có của công nghệ, Internet đến mức hạn chế tuyệt đối việc tiếp xúc sớm. Điều quan trọng là cho bé tiếp xúc có định hướng và sự giám sát của người lớn. Các ứng dụng cũng như nội dung tốt và có ích vẫn là đa số.
- Hiện nay, nhiều trẻ do được tiếp xúc quá sớm với công nghệ nên có xu hướng sau này bị phụ thuộc vào công nghệ. Việc này có nghiêm trọng không? Ứng dụng công nghệ trong việc học Toán bao nhiêu thì vừa đủ? (Hồng Ngọc, 30 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Có thể khẳng định cuộc sống hiện đại không thể thiếu công nghệ thông tin, không thể thiếu Internet. Tuy nhiên, bên cạnh những việc ích lợi to lớn mà công nghệ thông tin đem lại thì cũng xuất hiện những mặt trái của nó. Cụ thể là trẻ em có thể mắc bệnh nghiện Internet, nghiện máy tính, nghiện game... dẫn đến mắc bệnh trầm cảm, bạo lực. Thí dụ trẻ 4-5 tuổi hiện nay đã có thể vào Internet để xem phim hoạt hình hoặc chơi game. Ngoài ra, trẻ có thể tiếp xúc với những thông tin xấu.
Theo tôi, các bậc phụ huynh phải biết điều này để kiểm soát, giám sát hàng ngày và điều tiết mức độ sử dụng, kể cả trong trường hợp nội dung tốt nhưng thời lượng sử dụng quá nhiều trong một ngày cũng có hại cho sức khỏe, tâm lý. Do đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, tổ chức các hoạt động sinh hoạt gia đình truyền thống, vui chơi ngoài trời cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên rèn luyện cho trẻ khả năng tính nhẩm thay vì dùng máy tính cầm tay quá sớm.
- Thưa các khách mời, đâu là bí quyết để Toán không phải là môn học tạo áp lực cho trẻ và với cả phụ huynh? Việc áp dụng công nghệ vào dạy học toán cụ thể là gì? Đã có những ví dụ thực tế nào? Xin cảm ơn (Văn Thị Minh Nguyệt, 20 tuổi, Ba Đình, Hà Nội)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tại sao môn toán lại tạo áp lực cho trẻ và tới cả phụ huynh? Nhân tố nào gây ra tình trạng đó? Tôi cho rằng việc đánh giá quá cao điểm số môn toán trên lớp, việc đánh giá quá cao nhân tố con mình có được học ở trường điểm hay không, ở lớp chọn hay không là những nguyên nhân chính tạo nên áp lực cho trẻ và phụ huynh.
Nhiều khi, tôi cũng băn khoăn tự hỏi: trẻ em còn rất ngây thơ (nhiều khi nói còn chưa thạo!), vậy phải chăng, chính ước vọng của cha mẹ đã tạo ra áp lực cho trẻ. Tôi không nhớ chính xác nhà giáo dục nào đã nói câu đại ý là: Đừng nên biến con mình thành người thực hiện những ước mơ mà cha mẹ chưa làm được. Như thế, bí quyết đầu tiên để toán không phải môn học tạo áp lực cho trẻ và gia đình chính là hãy để trẻ học toán như tự nhiên của chính các em. Kết quả học tập không được tạo thành áp lực cho trẻ. Liên quan đến vấn đề này, đó là vấn đề kiểm tra đánh giá môn toán nói chung và các môn học nói riêng. Tất nhiên, kiểm tra đánh giá là cần thiết nhưng phải nhấn mạnh đến khía cạnh nhân văn của công tác đó, phải làm sao kiểm tra đánh giá tạo ra động cơ học tập, tạo ra niềm vui trong học tập của trẻ em.

- Cháu nhà tôi vào lớp 1, vậy có nên cho cháu tiếp xúc với công nghệ thông tin trong học tập không? Vậy có quá sớm không? Cám ơn! (Ngọc Nguyễn, 29 tuổi, Tân Bình)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Nên ở mức độ, nhưng có hạn chế và kiểm soát tránh trẻ bị nghiện công nghệ sớm. Gia đình nên chọn những nội dung thích hợp để cho trẻ tiếp cận, đồng thời vẫn phải kiểm soát thời gian sử dụng, không chiều các cháu.
- Xin được hỏi thầy Đỗ Đức Thái, thầy có thể tư vấn cách dạy con học toán làm sao mà trẻ cảm thấy thoải mái, tiếp thu dễ dàng và không khí giữa bố mẹ cùng con mỗi khi học toán thật cởi mở không ạ? Cám ơn thầy (Thanh Lan, 33 tuổi, TP HCM)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi rất mừng vì bạn đã thực sự quan tâm đến việc dạy toán cho con. Theo tôi, để tạo ra được không khí thoải mái, tạo sự tiếp thu dễ dàng cho trẻ thì bạn nên làm như sau: phải đặt được mình vào đúng vị trí của con bạn, một đứa trẻ còn rất non nớt, biết rất ít về toán, nhất là về các ký hiệu toán học, tiếng Việt cũng chưa thật thành thạo. Như thế, bạn sẽ thấy được những khó khăn nhiều khi là rất lớn trong việc tiếp thu các kiến thức toán học của con bạn. Tóm lại, bạn đã thực sự hiểu con chưa? Sau đó, bạn phải nhẫn nại, giảng giải cho con, hình dung ra một kịch bản, trong đó, bạn là tổng đạo diễn diễn cùng với con bạn để dần dần khám phá và nắm vững các kiến thức toán học.

- FPT đã phối hợp cùng Bộ GD & ĐT tổ chức nên cuộc thi ViOlympic. Ý tưởng khởi nguồn cho việc tạo nên cuộc thi này là từ đâu? Cuộc thi này đã được bố mẹ và học sinh đón nhận như thế nào? ViOlympic có những điểm thú vị nào? (Thuỳ Linh Nguyễn, 30 tuổi)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Định hướng của FPT là ứng dụng Công nghệ thông tin để phục vụ cho các "Công dân điện tử", trong đó có các em học sinh. Từ năm 2008, cuộc thi giải Toán qua mạng Internet ViOlympic đã được khởi động trong bối cảnh có rất nhiều cái nhìn tiêu cực về Internet và ảnh hưởng của nó tới giới trẻ. Tuy nhiên, công nghệ và Internet lại là một xu thế không thể tránh khỏi và việc hạn chế các mảng tiêu cực chỉ có thể được thực hiện thông qua các ứng dụng và nội dung tích cực nhưng lại phải đảm bảo được tính hấp dẫn không thua kém.
Với sự ủng hộ và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc thi đã được triển khai sâu rộng ở tất cả các tỉnh thành và được sự đón nhận của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Hiện nay, cuộc thi đã có gần 10 triệu thành viên đăng ký với trên 2 triệu học sinh thường xuyên truy cập. Điểm thú vị của ViOlympic là có nội dung bám sát chương trình phổ thông nhưng lại được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn và có tính tương tác cao. Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục đưa thêm 2 dạng game giải Toán mới để tăng thêm tính hấp dẫn.

- Bộ GD & ĐT đã có những kế hoạch gì trong việc ứng dụng công nghệ vào việc giúp trẻ học toán hiệu quả? (Xuân An, 30 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai một số hoạt động sau: Kết nối mạng giáo dục, internet đến mọi trường học với sự tài trợ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Điều này đã tạo ra một môi trường học tập trực tuyến thuận lợi ở Việt Nam; triển khai công nghệ E-leanring: tạo nguồn bài giảng bằng công nghệ E-learning để các em có thể tự học, tạo nguồn học liệu mở, thư viện phần mềm hữu ích trên mạng Edu.net; phối hợp cùng các tổ chức, doanh nghiệp tạo thêm nhiều sản phẩm, sân chơi và học như ViOlympic - Giải toán qua mạng với Tập đoàn FPT, ứng dụng ViOlympic Em giỏi toán trên Smart TV.
Chương trình này có sự tham gia và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó còn có chương trình học tiếng Anh qua mạng. Trong thời gian tới, khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tăng cường tích hợp nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào ngay chương trình và sách giáo khoa.
- Con tôi đang học lớp một, ở trên lớp, cô giáo giao bài về nhà. Ở nhà, mẹ cũng giao bài thêm. Nhiều lúc, tôi cũng thấy quá áp lực cho con nhưng không dạy thì thấy con chậm hơn các bạn nên thấy lo. Tôi thấy chính bản thân phụ huynh hiện nay cũng gây áp lực cho các con. (Pham Thi Thuy, 34 tuổi, Thanh Hóa)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Bạn đang đề cập đến một trong những vấn đề bức xúc của giáo dục phổ thông hiện nay. Ở trên tôi đã nói một số khía cạnh của hiện tượng này. Giải quyết nó như thế nào chắc phải đòi hỏi nhiều chính sách đồng bộ của ngành giáo dục cũng như của cả xã hội. Những năm còn học ở trường phổ thông, mặc dù học ở lớp chuyên toán của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi mà không thể nói là không có áp lực cho chúng tôi, nhưng tôi thấy rất khác với áp lực cho con tôi bây giờ.
Chúng tôi cũng thi đua, cũng cạnh tranh để vươn lên những vị trí cao trong lớp nhưng áp lực như hiện nay con tôi đang gặp phải thì hoàn toàn khác. Tôi luôn nghĩ rằng: nguyên tắc tối cao của dạy học là nguyên tắc vừa sức với học sinh. Sức học của con bạn đến đâu thì con bạn học đến mức đó, miễn sao phải nắm vững những kiến thức cơ bản trên cơ sở chuẩn kiến thức mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Chúng ta không nên bắt trẻ học và làm quá nhiều bài tập, phải để một thời gian thích đáng cho trẻ ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Chỉ có như thế, não của trẻ mới phát triển bền vững. Nếu không thật cần thiết (phụ thuộc vào sức học của con bạn), cha mẹ không nên giao bài thêm. Bạn có thể hướng dẫn cho con bạn những kiến thức mà cháu nắm chưa thật vững bằng những bài tập tương tự như sách giáo khoa hay như các bài tập trên lớp cô giao. Biết thêm một vài dạng bài tập, nâng cao thêm một vài thứ bậc trong lớp mà lại khiến con bạn quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, không thấy học là niềm vui, theo tôi là một cái giá phải trả quá đắt.
- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào học toán có những lợi ích gì? Chi phí có tốn kém không? (Hoàng Mạnh, 37 tuổi, Vũng Tàu)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Việc áp dụng công nghệ thông tin vào học toán mang lại nhiều lợi ích như: học sinh động hơn, bài toán được minh họa với multimedia; có thể vẽ hình, đồ thị thậm chí theo không gian ba chiều mà bình thường làm bằng tay rất khó, tìm các tài liệu tham khảo, bài giảng của nhiều thầy dạy giỏi. Chi phí dành cho việc áp dụng công nghệ thông tin và học toán không quá tốn kém. Phụ huynh có thể tìm kiếm nhiều ứng dụng dạy toán trên Internet.
- Thưa ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Đại học FPT, trên quan điểm là một nhà quản lý giáo dục ông nhận định về tình hình học Toán hiện nay của học sinh ra sao? ĐH FPT có những kế hoạch nào trong việc áp dụng công nghệ trong dạy và học Toán (Trần Thị Hoà, 25 tuổi, quận 1 - TP HCM)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Toán học luôn là môn học được yêu thích và là môn có khả năng nhất của học sinh phổ thông Việt Nam. Tuy nhiên tôi thấy đa phần học sinh của chúng ta vẫn đang học Toán một cách khá máy móc, ít có khả năng mở rộng hay suy luận. Rất nhiều em có thể giải rất nhanh các dạng Toán quen thuộc đã được thầy cô luyện nhưng lại hoàn toàn bó tay trước dạng Toán chỉ biến đổi đi một chút.
Một vấn đề nữa của dạy và học Toán ở Việt Nam là việc quá tách rời bài toán và các ứng dụng thực tế. Chính điều này đã tạo nên những tâm lý và quan điểm như giải Toán chỉ để "tự sướng", không có ích lợi gì cho cuộc sống. Điều này cũng làm cho việc học toán trở nên khô khan hơn trong khi thực tế có không ít những bài toán gắn bó và giải quyết các vấn đề hết sức thiết thực trong cuộc sống của chúng ta. Hướng đi của chúng tôi trong việc ứng dụng công nghệ vào học Toán cũng sẽ theo cách làm tăng tính hấp dẫn và ứng dụng thực tế của các bài toán.
- Thưa các chuyên gia, tôi cho các cháu sử dụng máy tính bảng từ lúc 5 tuổi, đến giờ các cháu đã vào học lớp 2 và sử dụng rất thành thục. Nhưng phần lớn là cáu cháu dùng thiết bị để chơi game, nghe nhạc và học tiếng Anh. Tôi chưa biết sử dụng thiết bị công nghệ cho cháu học Toán như thế nào ạ? (Mai Liên, 34 tuổi, Sài Gòn)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Chị hãy truy cập trang violympic.vn, đăng ký tài khoản miễn phí và cho cháu tham gia cuộc thi ViOlympic. Chúng tôi hy vọng rằng qua vài vòng thi và tự luyện cháu sẽ bị hấp dẫn bởi cuộc thi và các hình thức giải toán này. Học sinh có thể tham gia cuộc thi từ máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị di động hay TV. Ngoài ViOlympic, trên Internet cũng có không ít các ứng dụng hay nội dung trực tuyến để giúp các cháu học toán, tuy nhiên có đôi chút khó khăn là chủ yếu bằng tiếng Anh.
- Thực tế, nhiều ý kiến vẫn cho rằng cho trẻ tiếp xúc sớm với CNTT sớm chưa hẳn đã là ý hay, có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác. Bản thân tôi cũng nhận thấy được điều đó khi cháu nhà tôi thích học bằng máy vi tính hơn là học bằng sách vở. Đây là điều làm tôi lo lắng, có cách nào khắc phục? (Jenny Nguyễn, 30 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Điều lo lắng của bạn là đúng. Tôi đã nêu một số khía cạnh mặt trái của vấn đề trong câu trả lời trước. Theo tôi, công nghệ thông tin chỉ là phương tiện hỗ trợ giúp trẻ học tốt hơn chứ không thể thay thế cách học truyền thống, đặc biệt là môn toán. Ví dụ, tôi thấy ở bậc tiểu học, thậm chí ở trung học cơ sở, học sinh phải học theo cách tính nhẩm, không nên học toán với máy tính cầm tay. Xin lưu ý đã nói đến học toán là học tư duy, không học theo kiểu bấm máy tính lấy sẵn kết quả. Phụ huynh phải lưu tâm kiểm soát việc sử dụng máy tính và truy cập Internet của con em. Giáo viên trong trường cũng vậy, không nên quá lạm dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Thưa Giáo sư, ngoài giờ học ở trường, còn có những phương pháp nào khác giúp trẻ học Toán hiệu quả hơn mà không cần phụ thuộc vào sách vở không? (Phạm Trường Thành, 30 tuổi)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Như tôi đã nói ở trên, chương trình toán ở Tiểu học gắn liền với thế giới xung quanh trẻ. Vì thế, có rất nhiều cơ hội (nếu không nói quá là chỗ nào cũng có cơ hội) giúp trẻ học toán mà không cần sách vở. Tôi xin kể một câu chuyện về con gái tôi học bài về các đơn vị đo khối lượng. Tôi nghĩ cháu hoàn toàn hiểu về kg, về tạ, về tấn. Nhưng khi tôi cho cháu về quê thăm ông bà, tôi hỏi cháu con trâu là bao nhiêu tạ, con lợn là bao nhiêu yến, con gà là bao nhiêu kg thì những con vật quen thuộc đó đã giúp cháu hiểu rõ (và chắc không bao giờ nhầm nữa) rằng nói về khối lượng của con gà thì phải dùng kg và 4 tạ là con vật to đến như thế nào.
Bây giờ có rất nhiều phương tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin mà các cháu được tiếp xúc. Có nhiều hình thức học và giải toán trên các phương tiện đó, chẳng hạn: các kỳ thi giải toán qua Internet như ViOlympic, ứng dụng ViOlympic Em giỏi toán trên Smart TV cũng là những kênh có ích trong việc giúp trẻ học toán.
- Tôi không giỏi về toán và khi còn nhỏ cũng không có điểm cao về môn toán, tuy nhiên tôi thực sự muốn biết cách dạy con, chia sẻ và hướng dẫn cho cháu học toán tốt. Các chuyên gia đề cập đến ViOlympic và học toán qua Samsung Smart TV, xin hỏi là tôi có thể tìm hiểu về các hình thức học này qua đâu? Các chuyên gia có thể tư vấn thêm giúp tôi không, tôi xin cám ơn nhiều (Trung Thành, 39 tuổi, Đà Nẵng)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Anh truy cập trang web violympic.vn để đọc các hướng dẫn sử dụng, đăng ký và tham gia thi trên cả máy tính lẫn TV.

- Cháu nhà tôi chưa vào lớp 1 nhưng tôi muốn cháu làm quen sớm với toán, như vậy có tốt không? Phương pháp nào hiệu quả? (Minh Hằng, 30 tuổi, Đà Lạt)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi nghĩ cho cháu làm quen sớm với toán là tốt. Vấn đề là làm quen với cái gì trong toán? Tôi nghĩ rằng bạn nên cho cháu làm quen với các biểu tượng toán học, làm quen với các con số hay với các hình hình học đơn giản. Tôi không ủng hộ việc bạn dạy trước chương trình toán lớp 1 hoặc lớp 2 cho cháu. Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ tiếp thu trên cơ sở trực quan sinh động, tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua thị giác, "sờ mó" vào các vật để cảm nhận về chúng... Vì thế, phương pháp hiệu quả nhất để dạy trẻ hình thành nên các biểu tượng toán học là cho trẻ làm quen với các biểu tượng đó thông qua các đồ vật cụ thể. Bộ đồ chơi làm quen với toán đối với trẻ mẫu giáo, tôi nghĩ là rất có ích.
- Chào các thầy! Các cháu học sinh lớp 2 có cần thiết phải giải toán qua mạng không vì có thể hỏng mắt, mât thời gian. (Hùng Văn Chấn, 30 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Việc cháu có hứng thú học và thấy có ích hay không khi tham gia giải toán qua mạng là do gia đình và cháu cân nhắc quyết định. Hiện nay cuộc thi tổ chức cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Về ảnh hưởng đến mắt thì với sự tiến bộ của công nghệ và chất lượng màn hình như hiện nay, nếu anh áp dụng chế độ sử dụng và nghỉ ngơi đúng cho cháu thì tôi nghĩ rằng sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể đến thị lực.
- Đứng giữa quá nhiều chương trình học toán hiện nay, theo ông thì học bằng ứng dụng công nghệ có thực sự mang lại hiệu quả cho các con không? Tại tôi thấy các cô dạy bé đối mặt còn chẳng ăn thua (Nguyễn Việt Hà, 35 tuổi, Tay Ho, Hà Nội)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học đem lại hiệu quả như học sinh động hơn, có thể bất kể lúc nào, ở đâu, đáp ứng nhu cầu và năng lực học tập của từng cá nhân. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng công nghệ thông tin chỉ là phương tiện hỗ trợ giúp trẻ học tốt hơn, không thay thế hết phương pháp học tập truyền thống với sự dạy dỗ của giáo viên. Vấn đề học ở lớp có "ăn thua" không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp giảng dạy của giáo viên; số học sinh trong một lớp học phải vừa đủ, nếu sĩ số lớp quá đông thì giáo viên khó lòng bao quát được hết, trong khi năng lực học tập của các em lại khác nhau. Ngoài ra, cũng cần sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh học sinh.
- Vợ chồng tôi đều bận rộn với công việc nên ít có thời gian kèm cặp con mỗi ngày, tuy chúng tôi lo cho con đi học rất chu đáo, học trường tốt, đi học thêm đầy đủ, có gia sư kèm… Tuy nhiên, tôi đọc sách thấy có tài liệu bảo rằng theo thống kê, khi đọc trẻ lĩnh hội 10%; khi nghe 20%; khi quan sát 30%; khi quan sát và nghe 50%; nhưng quan sát, nghe, tương tác, trao đổi cùng bố mẹ giúp trẻ đạt hiệu quả đến 90%. Bố mẹ học cùng trẻ tác động đến việc học của con như thế nào, đặc biệt là với môn toán? (Trần Tuấn Tú, 30 tuổi)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi không biết những con số thống kê bạn đưa ra ở trên là đúng hay sai, thực sự tôi không biết những con số đó. Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này: tình mẫu tử, tình phụ tử là vô cùng sâu sắc, thiêng liêng. Không có ai gắn liền với trẻ như cha mẹ, không ai hiểu con bằng cha mẹ và cũng không có ai tận tâm dạy con bằng cha mẹ. Vì thế, việc bố mẹ học cùng trẻ chắc chắn là rất hiệu quả. Có điều, như bạn nói, các bạn đều bận rộn với công việc, và tôi nghĩ rằng các bạn đều không trong nghề dạy học cho nên các bạn cũng phải học cách học cùng với con mình. Tôi nghĩ bạn có thể tìm thấy nhiều cuốn sách hay, nhiều lời khuyên của những nhà sư phạm về việc nên học cùng với con như thế nào.

- 5+7=? (Ngọc Phúc, 10 tuổi)

- Ông Quách Tuấn Ngọc: Cháu ơi đây là phép tính nhẩm, không nên ứng dụng công nghệ thông tin.
- Xin chào ông Nguyễn Xuân Phong, phó hiệu trưởng ĐH FPT Con tôi rất thích tham gia cuộc thi ViOlympic do FPT phối hợp với Bộ GD & DT tổ chức. Sắp tới, có phải cuộc thi này sẽ vẫn được tổ chức hàng năm? Ban tổ chức có kế hoạch nâng tầm, phát triển hơn nữa cuộc thi ViOlympic không? Phụ huynh có thể hướng dẫn con dự thi và ôn luyện như thế nào? Xin cảm ơn (Lê Văn Long, 33 tuổi, TP HCM)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Cuộc thi này vẫn đang được tổ chức đều đặn hàng năm. Hiện nay cuộc thi đang diễn ra ở vòng thi tự do số 6. Các học sinh chưa tham gia thi có thể đăng ký và thi bổ sung. Kết thúc 9 vòng thi tự do sẽ là các cuộc thi cấp trường, quận huyện, thành phố và thi quốc gia. Năm nay, cuộc thi ViOlympic có rất nhiều đổi mới. Chúng tôi đã nâng cấp phần mềm, máy chủ và đường truyền để đáp ứng tốt hơn cho số lượng tham dự thi ngày một đông đảo. Chúng tôi cũng đưa thêm vào các dạng bài thi tương tác, các game mới như Đỉnh núi trí tuệ và Cóc vàng tài ba. Nội dung thi Toán tiếng Anh sẽ được đưa vào thí điểm cho học sinh lớp 4 và lớp 8. Ban tổ chức cũng sẽ phát động chương trình thầy giáo gửi đề thi để làm phong phú hơn ngân hàng câu hỏi, thu hút sự tham gia nhiệt tình hơn của các thầy cô dạy Toán. Để ôn luyện, phụ huynh có thể mua bộ sách tự luyện ViOlympic hoặc sử dụng ứng dụng ViOlympic Em giỏi Toán trên TV.
- Thưa các vị khách mời, mỗi lần dạy toán cho con chúng tôi đều thường mất hết kiên nhẫn. Bé tiếp thu rất thụ động mặc dù chúng tôi đổi qua rất nhiều phương pháp từ dụ ngọt, làm căng lên.... Chúng tôi phải làm sao đây? Tôi vừa được khuyên dạy Toán cho con qua ứng dụng ViOlympic, đây có phải là ứng dụng tốt, xin cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn (Tạ Quang Cần, 26 tuổi, quận 5, TP HCM)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Tôi nghĩ rằng có 2 điều anh nên thử trong tình huống này. Một là thử cố gắng liên hệ các bài toán với thực tế và tình huống mà cháu hay và đã gặp, như vậy cháu sẽ có quan tâm và hứng thú hơn. Điều thứ hai là thử cho cháu tham gia ViOlympic.
- Tôi có con gái lên 4 tuổi. Tôi muốn định hướng cho cháu học theo toán học, mong các thầy chỉ cho phương pháp cụ thể; nên tránh những gì để không lệch hướng toán của trẻ nhỏ? (Lê Tuấn Giang, 44 tuổi, Hòa Bình)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Theo tôi, về nguyên lý 4 tuổi là tuổi để học nói, để chơi, chơi những trò chơi truyền thống, không nên định hướng học một cách gò ép kể cả về toán lẫn học chữ. Bộ Giáo dục và Đào tạo không khuyến khích trẻ học trước tuổi. Tuy nhiên, ông bà bố mẹ có thể định hướng tư duy toán học hàng ngày cho trẻ qua cách đếm số như đếm quả chuối, ngón tay...
- Cháu nhà em năm nay 5 tuổi em đã dạy cháu học xong toán lớp 1. Trước thấy cháu rất hứng thú học, nhưng mấy bữa nay không còn thấy cháu muốn học nữa, cháu học rất miễn cưỡng. Xin hỏi em phải làm sao với cháu? (Nguyễn Thị Thu Hương, 27 tuổi, Đà Lạt)
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi tin rằng bạn đã không đúng phần nào đó khi dạy cháu hết chương trình toán lớp 1. Về mặt tâm sinh lý và về trí tuệ nói chung, cháu chưa đáp ứng được thực sự chương trình toán lớp 1. Tại sao tôi lại nói như vậy? Vì tôi cho rằng, một chương trình toán là một tổng thể của nhiều khía cạnh đòi hỏi học sinh đạt được, trong đó kiến thức chỉ là một trong những khía cạnh chính. Điều quan trọng hơn mà chương trình toán mang lại cho học sinh là "cái đằng sau tri thức toán học" hay như chúng tôi thường nói là văn hóa toán học. Phải đến một tầm tuổi tương ứng thì người ta mới hấp thụ được văn hóa đó.
Con bạn có thể đã nắm được khía cạnh kiến thức của chương trình toán lớp 1 nhưng những khía cạnh khác cháu chưa đáp ứng đầy đủ. Do đó, cháu dần dần mất đi hứng thú học toán. Nhân tiện đây, tôi nhớ lại một việc đã diễn ra cách đây vài năm. Một vài người quảng cáo về việc dạy học sinh lớp 7, lớp 8 (tôi không nhớ chính xác) giải đề toán thi đại học lớp 12. Tôi cũng tin rằng với một số lượng học sinh không lớn, với nỗ lực của người dạy, các em có thể đạt đến mức độ nào đó về điểm số khi giải đề thi đại học toán lớp 12. Thế nhưng, học toán và chương trình toán đâu có phải chỉ là để giải mấy bài thi đại học. Chúng ta đều có thể thấy ngay sự khôi hài và hậu quả nguy hiểm của việc làm đó.
- Con tôi từng tham gia và rất thích cuộc thi ViOlympic. Ứng dụng ViOlympic trên Smart TV có khác với cuộc thi ViOlympic trên website không? Trẻ cân bằng giữa việc học và chơi với ứng dụng này như thế nào, cũng như học hỏi được những gì khi luyện tập giải Toán với ứng dụng này? (Mạc Trung Kiên, 30 tuổi)
- Ông Nguyễn Xuân Phong: Các em học sinh có thể tham gia thi các vòng thi ViOlympic từ website violympic.vn thông qua các loại máy tính hoặc thi từ ứng dụng ViOlympic Em giỏi Toán trên Samsung Smart TV. Hai việc này là hoàn toàn như nhau. Nếu muốn ôn luyện thêm, bạn có thể mua bộ sách tự luyện hay sử dụng ứng dụng sẵn có trên TV.
- Nhà trường đã bắt đầu ứng dụng công nghệ vào việc dạy toán cho trẻ, chẳng hạn cho các cháu tiếp xúc với Internet, thi giải toán online. Ở nhà, tôi nên hỗ trợ thêm bằng cách nào? Chỉ nên ôn lại những gì cháu học ở trường là đủ hay cần mua thêm giáo trình, tài liệu khác hỗ trợ? (Nguyen Do Khanh Linh, 31 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Theo tôi, phụ huynh học sinh nên quan tâm theo dõi tình hình học tập của trẻ theo hướng dẫn và chương trình của trường kể cả việc mua giáo trình và tài liệu. Phụ huynh có thể hỗ trợ bằng cách là cùng học và định hướng tư duy toán học cho trẻ, thay vì ép bé học thêm. Bạn cũng nên tìm những thí dụ thực tế minh họa cho bài học, tuyệt đối không làm thay, làm hộ các bài tập về nhà môn toán cho trẻ để đối phó với giáo viên để đạt điểm cao.
- Con tôi năm nay học lớp 2. Cháu tham gia giải toán qua mạng từ năm lớp 1. Nhưng chẳng hiểu sao cháu giải toán qua mạng rất chậm và khả năng quan sát của cháu rất kém. Tôi cũng mua cho cháu sách giải toán qua mạng nhưng vẫn thế, không tiến triển hơn. Tôi phải làm gì để giúp con giải toán nhanh và hiệu quả hơn. (Lê Thị Thảo, 33 tuổi, Hà Tĩnh)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Theo tôi, ở tuổi này, năng lực học tập của các cháu là khác nhau. Việc tham gia các cuộc thi nên định hướng chỉ là để cháu thử sức, không ép buộc thành tích. Nếu thấy trẻ còn chậm, chưa tiếp thu được, bạn không nên lo lắng. Thay vào đó, phụ huynh có thể quay về tập trung vào việc học môn toán một cách bình thường và chỉ bảo con hiểu được bài, rèn luyện tư duy toán học ở nhà.
- Con trai tôi năm nay 12 tuổi, cháu có sức tiếp thu tốt, nhưng lười tư duy, khi gặp những bài toán lạ đều không chịu suy nghĩ để hoàn thành. Làm thế nào để cháu có được tính kiên nhẫn và tập trung suy nghĩ để làm bài? (Nguyễn Ngọc Bình, 45 tuổi, 360 La Thành - Hà Nội).
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi nghĩ nhiều em học sinh thấy khó khăn và ngại suy nghĩ khi phải giải những bài toán lạ. Con em chắc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, bạn không nên lo lắng về điều đó. Cha mẹ có thể khắc phục chuyện đó bằng cách nâng cao khả năng giải bài tập cho các cháu theo các bước sau:
+ Hướng dẫn cho các cháu cách giải một bài tập toán như thế nào. Có một cuốn sách tuyệt hay của nhà toán học, đồng thời cũng là nhà sư phạm lỗi lạc, G.Polya tên là "Giải bài toán như thế nào?". Bạn có thể đọc cẩm nang đó và hướng dẫn cho con mình.
+ Hướng dẫn cháu cách phân loại, phân dạng bài tập, nắm vững cách giải cho từng dạng bài tập.
+ Khi con đã đạt đến một mức nhất định kỹ năng giải bài tập thì bạn nên hướng dẫn cháu phương pháp học một cách sáng tạo nhằm nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của cháu.
Bạn phải rất kiên trì thực hiện từng bước cho con mình, vì tạo ra được một thói quen tốt trong học toán là một việc làm rất công phu.
- Con gái tôi 5 tuổi, cháu rất thích học toán và nhẩm rất nhanh, hiện giờ đã có khả năng cộng trừ trong phạm vi 100. Tôi muốn được tư vấn thêm phương pháp để duy trì và phát triển kỹ năng của cháu (Nguyễn Mai Hương, 35 tuổi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Hoan hô cháu tính nhẩm rất nhanh, không cần máy tính. Điều căn bản của học toán đối với trẻ là tư duy toán học chứ không phải là bấm máy, chờ sẵn kết quả. Bạn không nên cho cháu dùng máy tính cầm tay sớm. Theo tôi, đến cấp trung học phổ thông, trẻ hãy nên dùng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm dạy toán qua Multimedia để cháu học và hình dung tốt hơn.
- Con tôi học hành nói chung và học Toán nói riêng được điểm khá cao. Tuy nhiên, trong cuộc sống, cháu khá rụt rè, nhút nhát... Vậy bố mẹ phải làm thế nào để giúp con vận dụng những kiến thức đã học từ môn Toán vào thực tiễn đời sống? (Trần Thị Tuyết, 37 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM).
- Thầy Đỗ Đức Thái: Toán học xuất phát từ cuộc sống và quay trở lại góp phần giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vì thế, có rất nhiều cơ hội để các cháu ứng dụng những kiến thức đã học từ môn toán vào thực tiễn cuộc sống. Tôi xin lấy ví dụ liên quan đến mạch kiến thức Xác suất và Thống kê trong chương trình toán phổ thông. Các em có thể sử dụng những kiến thức về lĩnh vực này trong việc tính toán chi tiêu cho gia đình, trong việc giúp cha mẹ tính toán lãi suất tiết kiệm hoặc trình bày các báo cáo khoa học trên cơ sở các bảng, biểu thống kê... Tôi nghĩ rằng, việc cho các cháu tham gia vào các hoạt động thực tiễn đó sẽ giúp các em học sinh va chạm với thực tiễn đời sống nhiều hơn, thâm nhập tốt hơn vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, các em sẽ bớt đi tính rụt rè, nhút nhát.
- Tôi xin nghỉ làm "giáo viên" toán THCS từ năm 2010 để tìm cách dạy toán sao cho "sinh động". Hiện nay tôi đã được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận cho một loại đồ dùng dạy học môn hình học THCS, và tôi có thêm một loại dụng cụ khác dành cho môn toán từ lớp 4 đến lớp 9. Liệu các nhà khoa học họ có sãn sàng giúp đỡ tôi hoàn thiện và hợp tác ứng dụng này? (Phạm Ngoc Tuệ, 45 tuổi, Ha Nôi)
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Hoan nghênh bạn. Đầu tiên, bạn nên giới thiệu trên Internet đồ dùng dạy học do bạn sáng tác và liên hệ để thử nghiệm, đánh giá ở một số trường. Sau đó, nếu thấy kết quả tốt, bạn có thể liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (như Vụ Giáo dục tiểu học, Vụ Giáo dục trung học) hoặc Sở Giáo dục đào tạo để xem xét khả năng áp dụng rộng rãi.
- Tôi đã theo dõi từ đầu đến cuối chương trình. Cảm ơn các vị khách mời. Vậy, các vị cho tôi xin ý kiến chốt có nên cho con tiếp xúc với công nghệ sớm và đánh giá các điểm được và tác động nếu trẻ sử dụng công nghệ sớm? (Phạm Hải Minh, 29 tuổi, TP HCM).
- Thầy Đỗ Đức Thái: Tôi nghĩ rằng, việc dạy và học toán tốt đòi hỏi cả thầy lẫn trò phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, tận dụng được những thành tựu của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Một cách tiếp xúc thông minh với công nghệ trên cơ sở định hướng và kiểm soát của cha mẹ sẽ góp phần giúp trẻ học tốt môn toán.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi và ủng hộ nhiệt tình của các bạn độc giả trong chương trình tư vấn trực tuyến. Xin chúc các bạn và gia đình hạnh phúc, chúc các cháu học giỏi.
- Ông Quách Tuấn Ngọc: Trẻ học toán là học tư duy toán học, là rèn luyện kỹ năng như tính nhẩm chứ không phải là rèn luyện kỹ năng bấm máy tính. Công nghệ thông tin, đặc biệt multimedia và Internet ngày hôm nay đem lại rất nhiều điều hữu ích nhưng nó chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực việc dạy học, không phải là phương tiện thay thế hoàn toàn cách dạy truyền thống và thay thế giáo viên. Vì vậy, chúng ta nên kết hợp một cách hài hòa áp dụng công nghệ thông tin với cách học truyền thống. Phụ huynh cũng nên lưu ý mặt trái của việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với trẻ nhỏ.
http://benhvienmaytinhnet.com

Nhãn:

Máy Bộ Desknote Giá Rẻ

DESKNOTE HITACHI 15 in vuông - NHẬT BẢN

MỚI 90 % - Zin 100%
DÙNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG - GAME MINI
Màn hình 15 in rộng rãi, đèn hình cực sáng, kiểu dáng sang trọng.
Đây là dòng máy bộ nhập khẩu từ Nhật Bản, gồm các dòng máy Desknote Fujitsu, Panasonic, Epson, Sony.
Máy tích hợp tất cả loa, khe cắm Wifi, khe cắm thẻ nhớ, đồng bộ, ổn định nên chạy MƯỢT và bền bỉ.

  • Computer Type: Desknote HITACHI
  • Model Number: HITACHI 15 in
  • Processor Type: Intel Pentium 2.26 - 2.8 GHz
  • Hard Drive: 40 - 80 GB ATA mới
  • DVD/CD-ROM: VCD ROM
  • Floppy Drive: NO FLOPPY Drive
  • Sound: Onboard Sound
  • Modem: Onboard Modem
  • VGA: onboard Intel 64MB
  • Network Adpaters: Onboard Network Adapter 10/100
  • Wireless Adpaters: USB Wifi
  • LCD: 15 in vuông sáng đẹp không tì vết
  • RAM: 512 - 1024 MB
  • USB: 6 - port + 1394 + PS/2
  • Mouse: rời USB - PS/2
  • Power : 220 Vôn
Tặng kèm :
  • Tấm lót chuột
  • Chuột quang mới
  • Bàn Phím mới
  • Dây cáp điện
  • Có tặng loa
  Xem chi tiết tại : benhvienmaytinhnet.com

Nhãn:

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Best Buy đang bán MacBook Air với giá giảm 200 USD

MacBook Air phiên bản 2013 được rao bán trên website của Best Buy với giá thấp hơn tới 200 USD cho cả hai phiên bản 11 và 13 inch trong 2 ngày 25 và 26/1.
Bên cạnh đó, Best Buy còn thực hiện giảm giá bán cho hàng loạt các sản phẩm "hot" như MacBook Air, TV LED 40 inch của Sharp, máy ảnh Nikon CoolPix S9050 hay iPod Nano.

MacBook Air được rao bán trên Best Buy với giá thấp hơn tới 200 USD. Ảnh: Mashable.
Đối với MacBook Air, cả hai phiên bản 11 và 13 inch đều được bán với giá thấp hơn bình thường tới 200 USD. Trong đó, mẫu 11 inch với cấu hình ổ SSD 64 GB, RAM 4 GB được bán với giá chỉ 799,99 USD còn MacBook Air 13 inch với RAM 4 GB, ổ SSD 128 GB thì có giá là 999,99 USD. Đối với dung lượng ổ SSD 256 GB, MacBook Air được Best Buy bán với giá là 899,99 USD cho mẫu 11 inch và 1299,99 USD cho bản 13 inch. Hiện tại, MacBook Air phiên bản mới nhất dùng chip Core i5 Ivy Bridge đồng thời hỗ trợ cả cổng USB 3.0 lẫn Thunderbolt
Mashable cho biết, MacBook Air bản 799,99 USD trên website bán lẻ này đã hết hàng, nhưng sau đó, nhà cung cấp đã bổ sung thêm máy vào kho và người dùng đã có thể đặt mua bình thường.
Để xem các mẫu sản phẩm hạ giá trên Best Buy, bấm vào đây.

Nhãn: , ,

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG TP.HCM - MIỀN ĐÔNG - CAMPUCHIA 2012

Ngày 15/12, CAMERA QUESTEK tổ chức Hội nghị  khách hàng Tp.HCM & Miền Đông  - CAMPUCHIA 2012 tại nhà hàng - khách sạn Kỳ Hòa, và trao giải cho đại lý đạt thành tích xuất sắc trong năm.











Đông đảo khách hàng đến tham dự hội nghị








Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hà Duy Nghiêm - đại diện phía Questek cảm ơn các khách hàng đã luôn tin cậy, đồng hành cùng vượt qua mọi khó khăn để cùng phát triển đi lên








Ông Setha đại diện cho khách hàng Campuchia lên phát biểu để khai mạc hội nghị








Ông Hà Duy Nghiêm, ông Setha, ông Nguyễn Công Dân cùng khui Sambanh.








Trao giải  cho đại lý đạt thành tích xuất sắc trong năm
















Trao giải cho các vị khách hàng may mắn bóc thăm trúng thưởng tại hội nghị








Góp vui cho hội nghị là các màn trình diễn của đại diện các đại lý camera
 http://benhvienmaytinhnet.com/

Nhãn:

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Chuyện lạ : ăn trộm cũng phải thờ "ông tổ"

Lạ đời những tên trộm thờ... tổ ăn trộm


Một cảnh sát khu vực của quận Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, từng được xem như khắc tinh của trộm tại địa bàn cho biết: “Đối với loại trộm “rày”, trộm “đột xuất”, trộm không đẳng cấp thì liệu pháp giáo dục có tác dụng, chứ loại trộm có thờ tổ nghiệp thì phải dùng chiêu mới trị được. Khổ nữa, cứ hễ được thả ra là chúng lại chứng nào tật ấy”. Ăn trộm có tổ nghiệp, nghe thật lạ đời, nhưng đó là chuyện có thật. Vậy chúng là ai?

Huyền thoại tổ nghiệp

Ông Ba (đã đổi tên - NV) ngụ tại quận Cờ Đỏ từng làm cán bộ công an thị trấn (thời Cần Thơ chưa được nâng cấp lên thành phố trực thuộc Trung ương) "xẩu mình, xẩu mẩy" nhiều lần vì "thành tích" ăn trộm. Cả chục lần "tù vặt" và tập trung cải tạo, tổng cộng không dưới 15 năm, tay đạo chích vẫn không bỏ nghề. Bị kiểm điểm trước dân, tay trộm chuyên nghiệp này... khóc: "Mong bà con thứ lỗi trước, vì ngày mai tui vẫn phải ăn trộm!". Mấy ngày sau một hàng xóm bị mất gà, tìm đến nhà thì thấy ông Ba đang chưng con gà luộc lên bàn thờ. Xì tiền ra trả cho nạn nhân, ông gãi đầu thú nhận: "Tui bồi thường tiền con gà. Tui hổng ăn trộm cúng, tổ hành tui".

Tổ nghề trộm là Bạch Mi Thần hay Bạch Mi Lão Thần, xuất xứ từ Trung Hoa. Bạch Mi Thần là tổ chung của giới trộm, cướp, ca kỹ, ăn mày. Bạch Mi có nhiều tên gọi và hiện thân khác nhau: Bạch Nhãn Thần, Quản Trọng, Câu Lan Nữ thần (tức Câu Lan Thổ địa), Lữ Đồng Tân, Thiết Bản Kiều Chân Nhân Tiên Sư, Ngũ Đại Tiên, Kim Tướng Quân, Nữ Hồ Tiên, Lưu Xích Kim Mẫu, Giáo Phường Đại Vương... Dù là tên gọi nào thì vị thần này cũng được phác họa thân hình to lớn, râu dài, lông mày trắng, mắt đỏ, mặc giáp, tay cầm đao, cưỡi ngựa oai phong.
Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng, Linh Luân (một trong bát tiên) là người chế ra nhạc luật, nhạc lý. Linh Luân căn cứ vào tiếng chim kêu định ra 12 luật nhạc và đúc 12 chiếc chuông hòa với ngũ âm để dạy cho các kỹ nữ chơi nhạc, trở thành tổ nghề ca kỹ. Kỹ nữ dần dà bị "đồng tiền hóa" trở thành gái mại dâm ngày nay. Linh Luân là Bạch Mi Thần tức Hồng Nhai Tiên Sinh.
Đến thời "Phản Thanh phục Minh", thành viên các "hội kín" được huấn luyện 5 kỹ năng tình báo gồm: hành thích (ám sát), hành tẩu (bỏ chạy), hành ẩn (ẩn trốn), hành quy (hóa thân) và hành phục (nhập vai) theo từng đẳng cấp. Căn cứ vào đẳng cấp, họ được phân vào vai ăn mày, thích khách, kỹ nữ để làm "tình báo" lấy thông tin.
Có thuyết còn cho rằng, các lực lượng phản Thanh phục Minh lấy các lầu xanh làm trạm giao liên. Để phân biệt với các lầu xanh bình thường, họ thờ Bạch Mi Lão Thần để làm ám hiệu. Công cuộc phản Thanh phục Minh thoái trào, nhân sự Thiên Địa Hội tỏa khắp các nơi, bị mất gốc và chuyển hóa thành... tệ nạn xã hội, một phần nhập cư vào Việt Nam bằng đường "tiểu ngạch".

Ông Đặng Văn Niềm, 98 tuổi, cư ngụ ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từng là "thảo khấu" vùng Bà Chiểu thời trước 1975. Sau khi có vợ con, ông kiên quyết "rửa tay gác kiếm". Ông kể rằng, thuở đó một hành giả muốn gia nhập Thiên Địa Hội đều phải làm lễ cúng gà bái tổ. Căn cứ vào chân gà, sư phụ biết tổ chấp nhận môn đệ mới hay không.
Luật tổ, nghề này chỉ được truyền cho con cái ruột hoặc con rể chứ không được truyền cho người dưng. Nếu tuyệt tự thì có thể chọn con nuôi. Sau khi được tổ "ô kê", môn sinh uống rượu thề có pha tiết gà sống và bắt đầu theo chân sư phụ (thường là cha) học nghề ngay đêm đầu tiên.

Nếu là nữ thì môn sinh chỉ được học "bảy chữ, tám nghề". Theo "Điển hay tích lạ" của Nguyễn Tử Năng thì đó là tiểu mục của một bộ sách, có thể đã được biên soạn trước cả Ngũ kinh của Nho giáo dùng để "dạy nghề, hướng nghiệp" cho các kỹ nữ. "Bảy chữ" gồm: Khấp (nghệ thuật khóc, nũng nịu), tiễn (đưa tiễn), thích (xăm tên), thiêu (đốt hương xông thơm), giá (hẹn hò), tẩu (lẩn tránh, từ chối), tử (dọa chết). "Tám nghề" làm khách thỏa mãn gồm: Kích cổ thôi hoa (dành cho khách nhỏ con), kim liên song tỏa (khách to béo), đại xiển kì cổ (khách nóng tính), mạn đả khinh khao (khách lãnh đạm), khẩn thuyên tam trật (khách chưa có kinh nghiệm), tả trì hữu trì (khách sành đời), tỏa tâm truy hồn (khách si tình), nhiếp thần nhiệm tỏa (khách lạnh lùng). Nữ môn sinh chỉ học cách làm gái bán hoa chứ không được học nghề trộm.
Nếu là nam thì được nhập môn với cấp "lôi". Môn sinh chỉ theo sư phụ để cảnh giới, cũng là học điều nghiên hiện trường. Đúng một năm sau, môn sinh sẽ được lên cấp "điện", được truyền dạy lý thuyết "phép" ẩn thân, độn thổ và được phép leo vô hàng rào phụ giúp khuân đồ mang ra ngoài. Một năm sau, môn sinh mới được luyện thực hành ẩn thân và độn thổ, đồng thời học thêm "phép" bấm độn, đoán ngày xui, tháng hạn, giờ xuất hành. Thành thục phép này, có khi 2 - 3 năm, môn sinh mới được "thi" lên cấp "phong". Không vượt qua được cấp này, môn sinh sẽ bị sư phụ làm phép giải nghệ, cho đi... ăn mày.

Sau khi đạt cấp "phong", môn sinh phải thực hiện thành công đủ 99 vụ trộm mà không bị nạn nhân bắt quả tang mới được tiếp tục vượt qua một bài thi rất đơn giản để leo lên cấp "hỏa": Sư phụ bảo học trò nhập nha vào một nhà. Chờ cho học trò chui khuất vào trong, sư phụ... la làng: "Bớ làng xóm! Có ăn trộm!". Gã học trò phải tìm đủ mọi cách thoát thân an toàn. Đạt cấp "hỏa" xem như gã học trò được giữ chức "trợ lý ăn trộm" và có quyền lập bàn thờ tổ và nhận đệ tử. Gã trộm đạt cấp "hỏa" có đủ bản lĩnh xuất quỷ nhập thần, lỡ vận thất thời còn có thể làm thầy tử vi xem ngày giờ cưới gả, xuất hành, mua may bán đắt để độ nhật.

Từ cấp "hỏa" gã trộm phải tiếp tục nhập nha thành công 99 vụ để lên cấp, tuần tự theo: hỏa, sơn, thủy, thổ, mộc. Ở mỗi cấp cao hơn, đạo chích có thêm một số quyền năng nhiệm mầu hơn. Đạt cấp "mộc", gã trộm bắt đầu luyện võ thuật và có quyền xưng danh là thích khách. Phong trào Thiên Địa Hội bị phân rã, các thích khách trở thành tướng cướp. Họ tự nhận mình là "Bàng môn tả đạo" nhưng là thứ tà đạo "trượng nghĩa", chỉ trộm của người có của. Ở cấp "mộc", đạo chích còn phải làm "từ thiện" sau mỗi vụ trộm bằng cách trích một phần của trộm bỏ vào nhà người nghèo.


Lạ đời những tên trộm thờ... tổ ăn trộm, Tin tức trong ngày, an trom, trom cap, an cap, dao chich,
Khi Bạch Mi thần đến Việt Nam thì... không râu tóc như thế này (ảnh chụp trong nhà một tay trộm chuyên nghiệp ở Cờ Đỏ, Cần Thơ). 

Bà Bùi Thị Ngon, 87 tuổi, cư ngụ ở phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh xác nhận: Trước năm 1970, địa phương nơi bà ở có một trộm đạo thờ tổ tên Tràng, sống độc thân trong một ngôi nhà rách nát. Ông ta luôn tự hào nhận mình là ăn trộm có tổ. Làm tờ khai thẻ căn cước, ông khai nghề nghiệp rất rõ ràng: ăn trộm. Xã trưởng tên là Sùng, đến tận nhà hỏi, ông điềm nhiên trả lời: "Nghiệp tổ phải theo, không thể bỏ được". Xã trưởng Sùng thắc mắc: "Ông ăn trộm chuyên nghiệp vậy, sao không giàu nổi?". Ông Tràng tỉnh bơ: "Đạo của tôi không cho phép để dành của ăn trộm được. Xài không hết phải cúng tổ rồi chia cho người nghèo". Ông xã thách thức: "Nếu ông cho ăn trộm là cái đạo không bỏ được vậy đêm nay ông phải ăn trộm nhà tôi. Nếu bị bắt, tôi không bỏ tù ông nhưng ông phải hứa dẹp bàn thờ tổ, bỏ nghề. Nếu tôi không bắt được ông thì tôi để cho ông hành nghề".

Đêm đó, xã trưởng Sùng cho một trung đội dân vệ đến nhà canh bắt trộm. Canh đến sáng không thấy động tĩnh gì, ông xã trưởng Sùng xách súng đến nhà Tràng toan bắt làm tờ cam đoan dẹp bàn thờ tổ. Khi bước vào nhà, xã trưởng Sùng ngơ ngác khi trông thấy cái hộp nữ trang của vợ mình đang nằm trên bàn thờ tổ ăn trộm. Sau này, Tràng bị bắn chết khi leo rào đột nhập vào một ngôi nhà nghèo xác xơ.

Ăn trộm thời nay

Chuyện ăn trộm có tổ, có ấn pháp, có môn quy gần như đã thất truyền, tuyệt tự. Tuy vậy, qua một số vụ trộm xảy ra, người ta thấy "hơi hướm" của loại đạo đi đêm vẫn còn tồn tại.

Hồi năm 1993, nhà thơ Phùng Quán có viết một hồi ký, trong đó, nhắc đến xuất xứ cặp ngà voi tại biệt thự Phan Đình Phùng của ông cậu Tố Hữu. Đó là cặp ngà voi kỷ vật 3 đời của một người dân tộc Ê Đê làng Rô tặng nhà thơ Tố Hữu vì quý trọng ông. Năm 2002, một tên trộm trẻ tuổi đã đột nhập lấy đi cặp ngà voi, bị Công an Ba Đình tóm cổ cùng tang vật.
Tên trộm ấy tên Nguyễn Tiến C., mới hơn 30 tuổi, cư ngụ Ứng Hòa, Hà Tây. Sau khi mãn hạn 36 tháng tù về vụ cặp ngà voi, C. tiếp tục rời quê ra Hà Nội hành nghề. Trong 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 9/2007, gã đã thực hiện thành công 7 vụ nhập nha trong quận Ba Đình, trong đó, 4 vụ đột nhập trụ sở Bộ Tư pháp, 2 vụ đột nhập Văn phòng Tổng Công ty Vinacafe, 1 vụ đột nhập Cục Bưu điện Trung ương, tổng "thu nhập" lên đến hơn nửa tỉ đồng.

Lần đột nhập Bộ Tư pháp, khi trở ra gặp trận mưa to, gã quay trở vào nằm dưới mái hiên ngâm thơ chờ trời tạnh mới biến. Đột nhập Công ty Vinacafe, khi hốt được mấy cái laptop thì trời đã sáng, gã chui vô công trường xây dựng gần đó ngủ ngon lành chờ đến trưa vắng người mới rút êm mặc cho bên kia mọi người nháo nhào báo công an khám xét. Ở Hà Tây, gã xây một ngôi nhà to vật vã. Sau mỗi phi vụ, gã lại thuê taxi về quê cúng tổ và nghỉ dưỡng sức. Tuy cao tay nhưng cuối cùng gã cũng bị công an bắt giữ.

Ở làng Át, xã Minh Xuân, Lục Yên, Yên Bái có gia đình họ Vương cũng thuộc hàng "phong" trong đẳng cấp đạo chích. Ông Vương Văn Y., gần 60 tuổi, có 6 người con trai, tất cả đều được ông truyền thụ “kỹ năng” ăn trộm. Người con lớn nhất hơn 40 tuổi và nhỏ nhất hơn 30 tuổi đều đạt đẳng cấp "điện". Điều đáng nguy là đám con của ông Y. không theo nguyên mẫu đạo trộm mà "nâng cấp" lên thành trộm có hung khí. Hai đứa con lớn là Th. và T. đều đã từng ngồi tù nhiều lần. Ngay khi còn trong tù, Th. đã chuẩn bị kế hoạch "xuất quân". Trong đám em của Th. có H. và Ch. hung hãn đao búa. Năm 2006, Công an huyện Lục Yên đã mai phục tóm gọn khi chúng đang "độn thổ" ở Hà Giang.

Thời nay, bọn trộm không thờ Bạch Mi Lão Thần mà chỉ "thờ"... tiền. Chúng hành nghề mà không tuân theo bất cứ loại quy tắc, bài bản nào cả. Một gã trộm ở quân 10, TP HCM hốt đồ đạc có giá trị xong, thấy chiếc điện thoại di động trên đầu tủ bèn bỏ túi luôn. Sáng sớm, chủ nhà điện vào số máy của mình với hy vọng mong manh. Gã trộm bắt máy. Chủ nhà năn nỉ: "Chú cho anh chuộc lại cái điện thoại 10 triệu, còn tài sản chú lấy trộm, anh cho chú hết". Gã trộm tham lam đồng ý ngay và bị công an tóm gọn khi vừa lò dò đem điện thoại đến đổi tiền chuộc!

"Ma nhớt" ở Long An cũng tạo nên "sóng gió" một thời, không những trộm tài sản mà còn trộm... tình. Gã này, khi hành sự chỉ mặc độc chiếc quần lót và thoa nhớt khắp người. Nhớt trơn trợt giúp gã dễ dàng vùng thoát. Để bắt được gã, lực lượng công an, dân phòng địa phương phải thủ sẵn giẻ lau nhà mới tóm được sau hàng tháng trời phục kích.

Ông Ba D. ở Trảng Bàng (Tây Ninh) thì có cách bẫy trộm rất dân gian. Trước khi ngủ, ông đặt bẫy: hàng chục thau nhôm đựng bột màu pha với vôi để quét tường đặt trên các thanh đà, mỗi thau buộc một sợi nilon thả giăng chằng chịt dưới nền nhà. Sau hàng tháng giăng bẫy, cuối cùng gã trộm cũng mò đến, vướng dây bị mấy thau bột ụp xuống đầu. Chủ nhà không vội vã đuổi theo mà đủng đỉnh đến tận nhà gã trộm bắt giữ khi thân hình gã còn lấm lem màu bột.
Mới đây, ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM xảy ra vụ vây bắt một tên trộm thật... vui. Một gã trộm chưa kịp khoắng đồ đã... ngủ quên trên sân thượng. Chủ nhà phát hiện tri hô. Bị bao vây, tên trộm cố thủ trên sân thượng và đe dọa nhảy lầu tự tử. Công an phải ra sức thuyết phục và nhờ người mua bánh mỳ, nước uống chuyển lên cho tên trộm. Cù nhằng đến trưa nắng gắt, chịu hết nổi, tên trộm mới chịu mò xuống đất chịu bị bắt.

Dù rất bảo thủ nhưng hiện nay tay trộm có thờ tổ ở quận Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cũng đã dẹp bàn thờ tổ, bỏ nghề. Trung úy N. cho biết bí quyết: "Sau này phát hiện ra ổng có thờ tổ, tôi phân tích cho ổng thấy cái vị tổ nghiệp của ổng chỉ là một truyền thuyết Trung Hoa xa xưa, mắc gì thờ? Nghe có lý, ổng bỏ bàn thờ tổ. Thế là dứt căn cái nghề ăn trộm mấy chục năm".

http://BenhVienMayTinhNet.com
Chuyên tư vấn lắp đặt Camera Quan sát chất lượng cao

Nhãn: