Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh

Câu trả lời của người dùng thường là có nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
 
Trong suy nghĩ của nhiều người sử dụng máy tính thì RAM nhiều tương đương với việc máy tính chạy nhanh hơn. Thậm chí, không ít người nghĩ RAM mới là yếu tố quyết định tốc độ của máy tính chứ không phải là chip hay các linh kiện khác.

Và mỗi khi máy tính chạy chậm hay có dấu hiệu ì ạch thì việc đầu tiên mà nhiều người nghĩ ngay đến việc... nâng cấp RAM. Nhưng liệu đây có phải là suy nghĩ đúng hay không? Và đâu là bản chất của vấn đề này? Liệu nâng cấp RAM có cần thiết và người dùng có nên tiến hành công việc này hay không? Trong trường hợp nào bạn nên nâng cấp RAM còn trường hợp nào thì nên "từ từ"? Hãy cùng tìm hiểu tất cả thông qua bài viết sau.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


RAM là gì? Tác dụng và vai trò của nó?

Ai cũng biết đến RAM nhưng không phải ai cũng biết chính xác nó là gì, tác dụng của nó ra sao. Rất nhiều người chỉ biết đến RAM như một thành phần quyết định tốc độ của máy tính. RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). Nó được gọi như vậy là vì mỗi ô nhớ của RAM có vai trò như nhau và hệ thống của thể truy cập bất cứ ô nhớ nào mà không phải đi tuần tự như các loại thiết bị lưu trữ khác.

RAM có khả năng tự đọc và ghi. Nhờ các tính năng đặc biệt mà tốc độ truy xuất dữ liệu trên RAM là nhanh vượt trội so với các thiết bị lưu trữ khác. Tuy nhiên, nó không có khả năng lưu trữ dữ liệu khi bị ngắt nguồn điện, mỗi khí máy tính bị tắt là đồng nghĩa với việc RAM mất toàn bộ dữ liệu.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Nhiệm vụ của RAM là để hệ thống ghi các thay đổi và các thông tin đang được sử dụng (của các chương trình đang chạy). Ngoài ra, trong một số trường hợp RAM được sử dụng làm bộ nhớ thứ cấp. Vai trò của RAM trong quá trình chạy là lưu các thông tin hiện hành để hệ thống truy cập và sử dụng nên không thể phủ nhận nó quyết định một phần tốc độ của máy vi tính. Nếu thiếu RAM, hệ thống sẽ chạy rất ì ạch do phải lưu, xóa thông tin liên tục.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Vậy có phải cứ nhiều RAM là tốt?


Câu trả lời là đúng mà cũng không đúng. Vậy khi nào nó tốt hơn, khi nào việc nhiều RAM không có tác dụng?

Đầu tiên chúng ta nên hiểu chính xác là RAM chỉ là nơi lưu trữ thông tin của hệ thống, tức là RAM hoàn toàn không quyết định mà chỉ hỗ trợ tốc độ của hệ thống nhờ và tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh của mình. Quan niệm: RAM càng lớn tốc độ càng nhanh là hoàn toàn sai lầm, các con số 1GB, 2GB là dung lượng RAM chứ không phải tốc độ.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Như vậy, việc tăng "số GB" của RAM có hiệu quả hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc hệ thống của bạn dùng bao nhiêu RAM cho công việc. Số lượng RAM chỉ cần đúng vừa đủ so với nhu cầu của hệ thống đã là tốt nhất, tăng dung lượng thêm hoàn toàn không có hiệu quả.

Hãy tưởng tượng RAM tương tư như kho chứa hàng. Bạn cần nó "chứa" 1GB thì việc RAM bạn là 1GB hay là 1000 GB hoàn toàn không khác nhau (vì nó chỉ sử dụng hết 1GB). Tăng dung lượng RAM chỉ làm tăng tốc độ hệ thống khi mà bạn cần 2GB RAM trong khi hệ thống chỉ có 1GB, trong trường hợp này, việc tăng RAM sẽ tăng hiệu quả cho hệ thống. Đương nhiên, trong trường hợp này bạn chỉ cần nâng cấp lên 2GB bởi 2GB và 1000GB trong trường hợp này là hoàn toàn không khác nhau.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần RAM lớn hơn nhu cầu một chút bởi các máy tính đời cũ thường phải chia sẻ bộ nhớ RAM cho card màn hình hay đôi khi có những việc cần RAM đột biến. Như vậy, đừng nên nâng cấp RAM trong các trường hợp mà bạn đã có đủ. Ngay cả khi chưa đủ và muốn nâng cấp, các bạn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề khác. Để biết các vấn đề cần chú ý khi nâng cấp RAM, các bạn hãy đón đọc phần tiếp theo của bài viết trong vài ngày tới.

Cùng nhau tìm hiểu tại sao không phải lúc nào nhiều hơn cũng là tốt hơn.
Ở phần trên bài viết, chúng ta đã phần nào hiểu được tác dụng của RAM và mức độ ảnh hưởng của việc nâng cấp RAM với tốc độ chung của hệ thống. Không chỉ vậy, đó cũng là bước đầu tiên để bạn hiểu được rằng có nên nâng cấp RAM hay không và có những suy nghĩ đúng đắn hơn về việc này. Tuy nhiên, cho dù hệ thống quá chậm chạp bởi thiếu RAM đi chăng nữa thì bạn cũng không thể ngay lập tức chạy đi mua RAM và cắm vào máy. Lý do là còn nhiều yếu tố bạn cần xem xét trước khi quyết định có nâng cấp hay không?

Khả năng nhận RAM của bo mạch chủ

Không phải bạn cứ cắm bao nhiêu RAM thì máy sẽ nhận bấy nhiêu. Trên thực tế, khả năng nhận RAM của main là một trong những yếu tố quan trọng quyết định con số dung lượng bộ nhớ lớn nhất mà bạn có thể nhận được. Vượt qua ngưỡng này của main thì dù bạn có cắm thêm bao nhiêu RAM hay sử dụng cách nào đi chăng nữa thì máy cũng không thể nhận thêm. Và kết quả là bạn chỉ tốn tiền oan.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Tuy nhiên là tin vui là hầu hết các loại Mainboard đời mới hiện nay đều hỗ trợ tới 16GB RAM (thông số lý thuyết). Đối với nhu cầu phổ thông thì gần như chắc chắn người dùng không thể sử dụng hết, thậm chí là 1 nửa con số này. Bởi vậy, nếu bạn sở hữu một số main đời cũ thì hãy để mắt đến yếu tố này.

Tuy thông số kỹ thuật của các dòng main "cũ" thường là hỗ trợ tối đá bộ nhớ RAM 4GB nhưng thực tế nó chỉ nhận được khoảng 3,5GB RAM vì nhiều lý do. Do đó, nếu kiểm tra thấy máy chỉ có 3,5GB RAM (trong khi trên giấy tờ mua bán là 4GB) thì bạn cũng đừng vội vác máy đi bảo hành hoặc "bắt đền" nhà phân phối linh kiện.

Khả năng nhận RAM tối đa của hệ điều hành

Bên cạnh khả năng nhận RAM tối đa của mainboard thì việc bạn sử dụng hệ điều hành nào cũng quyết định tới lượng RAM tối đa mà bạn có thể lắp. Vượt quá giới hạn RAM tối đa mà HĐH xử lý được, bạn sẽ mất tiền vô ích cho phần dung lượng thừa đó.

Mỗi phiên bản Windows có khả năng nhận RAM khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, một hệ điều hành 32 bit sẽ chỉ nhận tối đa 4GB RAM (còn phụ thuộc vào main và phiên bản của Windows). Dưới đây là khả năng nhận RAM của một số phiên bản Windows mà bạn cần lưu tâm.

Windows XP (all versions) 4 GB RAM*
Windows Server 2003 (and SP1), 4 GB RAM*
Windows 7 Starter 2GB RAM
Windows 7, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
Windows 7, x64-64bits: 8GB (bản Basic), 16 GB (Bản Home Premium), 192GB (Còn lại).
Windows Vista, Starter 1GB RAM
Windows Vista, các phiên bản khác: 4GB RAM (x86-32bits)
Windows Vista, x64-64bits: 8GB (Bản Home Basic), 16GB (Home Premium), 128GB (Còn lại)

*: RAM thực, không tính RAM ảo lấy từ ổ cứng.


Với các phiên bản 64 bit, số lượng RAM bạn nhận được là rất lớn và bạn hầu như không phải quan tâm đến giới hạn này bởi nó vượt rất xa so với giới hạn của hầu hết các loại main hiện nay.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Như vậy, nếu sử dụng Win 32 bit, các bạn chỉ nên dừng lại ở khoảng 4GB RAM. Nếu muốn hơn 4GB, hãy sử dụng Win 64 bit.

Số khe cắm

Nếu muốn nâng cấp RAM thì hiển nhiên bạn phải mua và... cắm thêm RAM. Chính vì vậy, bạn phải chú ý xem liệu máy bạn còn khe cắm RAM trống hay không. Hiện nay, các loại mainboard thông thường đều hỗ trợ 4 khe cắm RAM.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Nếu không còn thừa khe cắm thì bạn nên cân nhắc nghiêm túc việc nâng cấp có cần thiết không bởi nếu muốn nâng cấp bạn sẽ phải mua mới hoàn toàn. Lý do là vì nếu sử dụng 2 thanh RAM có dung lượng khác nhau (chưa kể tốc độ Bus), hiệu năng đạt được sẽ không cao.

Cắm thêm vào có lợi hay không?

Đương nhiên đây là câu hỏi muôn đời của bất cứ việc nâng cấp linh kiện phần cứng nào. Để biết được việc nâng cấp có lợi hay không xin mời các bạn đọc lại phần 1 của bài viết. Ngoài ra, còn 1 số yếu tố liên quan đến công nghệ sau đây ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp RAM của bạn.

Hầu hết các loại mainboard hiện nay đều hỗ trợ công nghệ Dual Channel hay các công nghệ tương tự (nhưng hiện đại hơn với 3 4 channel chạy song song). Điều này mang lại hiệu năng tối đa cho máy tính.

Đừng tưởng cứ nhiều RAM là máy chạy nhanh


Để có được Dual Channel (của RAM) bạn cần nhiều yếu tố, một trong số đó là phải có RAM với thông số giống nhau. Đương nhiên, nếu bạn cắm thêm một thanh RAM với thông số khác vào có thể hệ thống sẽ không cho phép bạn kích hoạt tính năng Dual Channel.

Ngoài ra, hãy chú ý sự xung đột thiết bị. Trong một số ít trường hợp, các thiết bị khác đặc biệt là Main không thể hoạt động được với RAM vì nhiều lý do. Hãy tham khảo kỹ trước khi quyết định có nâng cấp RAM hay không.


Nhãn: ,

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows

Bực bội khi chuột của bạn không thể nào chỉ đúng vào điểm cần thiết như ý muốn? Hãy thử qua vài mẹo vặt dưới đây nhé.

 
Đối với những người dùng như chỉnh sửa anh, thiết kế đồ họa hoặc.. chơi game, việc sở hữu một chú chuột nhạy và chính xác luôn luôn là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà những “chú chuột” yêu dấu lại không nghe lời và nhảy lung tung trên màn hình. Đừng vội bực mình hoặc quyết định thay chuột, hãy kiểm tra xem các thiết lập đã chính xác chưa nhé!

Nếu như chuột quá “nhạy” hoặc quá chậm đối với cảm giác sử dụng của bạn, hãy chỉnh tốc độ của chuột một cách tương ứng (Control Panel/ Mouse/ Pointer Options). Điều này thì chắc ai cũng đã biết. Tuy nhiên, bạn hãy để ý đến một tính năng mang tên “Enhance Pointer Precision”.

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows


Đúng như tên gọi, Enhance Pointer Precision sẽ gia tăng sự chính xác khỉ sử dụng chuột. Tuy nhiên, một điểm bất tiện khác mà ít người nhận ra, đó là khi chọn Enhance Pointer Precision, gia tốc của chuột cũng được bật lên. Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc, gia tốc của chuột là gì? Hãy làm một thử nghiệm nho nhỏ sau nhé.

Bật Enhance Pointer Precision, hãy rê thử chuột trong một khoảng nhất định (10cm) trên bàn với tốc độ tay khác nhau (nhanh hoặc chậm), bạn sẽ thấy con trỏ chuột trên màn hình sẽ di chuyển nhanh hoặc chậm một cách tương ứng. Không chỉ vậy, khoảng cách con trỏ đi được cũng sẽ khác nhau.

Ngược lại, nếu tắt Enhance Pointer Precision, “gia tốc” của chuột cũng được tắt. Cho dù bạn có di chuột với tốc độ tay nhanh hay chậm, con trỏ trên màn hình chỉ di chuyển tương ứng với khoảng cách chuột đi ngoài thực tế. Ví dụ (con trỏ sẽ di chuyển được 1 khoảng X trên màn hình dù bạn di chuột 15cm ngoài đời với tốc độ 1m/phút hoặc… 100m/phút.

Bởi vậy, nhiều người có thói quen bỏ chọn Enhance Pointer Precision để tạo cảm giác và di chuột một cách “chính xác” hơn (do không có gia tốc). Tất nhiên, cách làm chúng tôi giới thiệu sẽ áp dụng được với đa số các loại chuột. Những loại chuột được thiết kế chuyên biệt khác sẽ cần phải tùy chỉnh nhiều hơn (DPI, respone time….).

Sử dụng Keyboard làm chuột

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows


Một trong những tính năng khá thú vị của Windows với tên gọi “Mouse Keys” sẽ cho phép bạn điều khiển con trỏ bằng bàn phím (các phím số). Nhờ vậy, bạn có thể di chuyển chính xác đến từng pixel nếu muốn.

Để kích hoạt tính năng này, vào Control Panel và chọn Ease of Access. Sau đó, click Change how your mouse works/Setup Mouse Keys. Tiếp theo, bạn có thể cài đặt mặc định phím tắt để kích hoạt chế độ sử dụng keyboard làm chuột (Alt + Shift + Numlock).

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows


Đối với người dùng Windows XP, hãy vào Control Panel/Accessibility. Sau đó, click vào Accessibility Options, chuyển đến thẻ Mouse. Tích chọn Use Mouse Keys và chọn Settings để thiết lập cấu hình.

Cuối cùng, một lời khuyên khi sử dụng chuột đó là bạn nên “tận dụng” driver của chuột. Những hãng sản xuất nổi tiếng như Microsoft, Logitech hay Razer luôn trang bị cho sản phẩm của mình trình điều khiển để giúp bạn tùy chỉnh tất cả những yếu tố liên quan đến chuột như tốc độ, chức năng của phím, độ nhạy…

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows


Lấy ví dụ như trình điều khiển Intellipoint của Microsoft có một tính năng Precision Booster khá hữu ích. Với Precision Booster, bạn có thể nâng cao độ chính xác khi sử dụng chuột với một số phần mềm nhất định (ví dụ Photoshop).

Một vài kinh nghiệm sử dụng chuột cùng Windows


Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được những bí quyết nho nhỏ trong việc sử dụng chuột và máy tính một cách hiệu quả!


Nhãn: ,

Kinh nghiệm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên

Nếu bạn không muốn mất tiền mua kính hãy tuân theo những quy tắc quan trọng sau đây.
 
Máy tính và mạng Internet đã trở thành những sản phẩm "thống trị" thế giới trong những năm gần đây. Tháng 12 này, Internet đã đánh dấu sự phát triển kinh hoàng của mình bằng việc san bằng thời gian sử dụng (bởi người dùng) với truyền hình. Rõ ràng, rất nhiều công việc trong thế giới hiện nay đòi hỏi người dùng phải gắn với chiếc máy tính.

Nhiều người cho rằng cứ sử dụng máy tính nhiều là mắt sẽ... cận thị. Tuy nhiên, có những người sử dụng máy tính cả chục tiếng hoặc mười mấy tiếng hàng ngày nhưng vẫn sở hữu đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Ngược lại, có những người chỉ sử dụng máy vi tính rất ít nhưng lại nhanh chóng mắc phải những bệnh về mắt. Vì sao lại có sự khác biệt này? Câu trả lời là nằm ở biện pháp bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" khi sử dụng máy tính trong thời gian dài. Bởi vậy, hãy cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm giữ gìn đôi mắt nhé.

Tùy chỉnh màn hình

Màn hình là nơi ta nhìn vào trong suốt quá trình sử dụng máy tính. Rõ ràng, ai cũng biết đây là tác nhân chính quyết định đến việc mắt phải hoạt động, điều tiết ra sao.

Kinh nghiệm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên


Trước hết, phải chắc chắn màn hình của các bạn hoạt động ổn định. Một màn hình cứ thỉnh thoảng lại chớp nháy hay chất lượng hình ảnh quá tồi sẽ khiến cho bạn phải căng mắt để nhìn. Hơn nữa, nó sẽ góp phần... đưa bạn đến gần tiệm kính mắt hơn bao giờ hết. Do đó, hãy tránh xa các màn hình bị chạy sọc (dù là nhẹ) trong quá trình sử dụng.

Nếu đã sở hữu một màn hình tốt thì bạn cũng phải để ý đến việc chỉnh các thiết lập Settings để bảo vệ mắt của mình. Không nên thiết lập contrast và độ sáng quá cao. Việc để hai chỉ số này như vậy chắc chắn sẽ làm mắt bạn nhanh nhức mỏi, giảm hiệu suất làm việc. Kết quả là cửa sổ tâm hồn của bạn sẽ bị tổn thương với tốc độ chóng mặt. Hãy chọn một chỉ số độ tương phản và độ sáng vừa phải, phù hợp. Nó sẽ làm dịu mắt, lâu mỏi và qua đó, bảo vệ mắt tốt hơn.

Đừng nhìn liên tục quá lâu vào một điểm

Sẽ rất tồi tệ nếu bạn ngồi cả tiếng chỉ chăm chăm nhìn vào màn hình máy tính. Điều này kéo dài sẽ khiến cho mắt bạn cực kỳ mệt mỏi.

Kinh nghiệm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên


Tất nhiên sẽ có những người cho rằng rằng công việc của họ là ngồi hàng giờ, thậm chí hàng chục giờ liên tục trước màn hình. Tất nhiên, không ai khuyên bạn cứ tầm nửa tiếng hay một tiếng lại rời khỏi bàn làm việc cả. Điều này sẽ khiến bạn mất tập trung vào công việc và giảm hiệu suất làm việc.

Tuy nhiên, cứ mỗi 15 phút dùng máy tính thì bạn hãy giành khoảng 30 giây để nhìn ra chỗ khác. Tốt nhất là một chỗ tối màu (có thể nhìn hay quyển sổ của bạn cũng được - miễn là không phải màn hình máy tính). Đừng nhắm mắt trong khoảng thời gian này. Sau đó, cứ khoảng 1 tiếng thì bạn hãy tạm dừng 2 phút để phóng tầm mắt ra nơi xa nhất có thể (cửa sổ văn phòng chẳng hạn). Với những hoạt động đơn giản này, bạn có thể bảo vệ đôi mắt và... tránh xa các cửa hàng kính trong thời gian dài.

Làm việc trong sáng

Tất nhiên ý tôi ở đây là bạn làm việc trong điều kiện ánh sáng đầy đủ chứ không phải làm việc một cách... trong sáng. Đây là điều tối quan trọng với việc bảo vệ mắt mà nhiều người bỏ qua và không mấy quan tâm. Thậm chí, một số người còn cho rằng làm việc kiểu này sẽ "sướng" hơn, hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên


Nhiều bạn sẽ thắc mắc về điều này nhưng hãy tưởng tưởng đơn giản như sau: Mỗi lần bạn bạn đi từ trong tối ra ngoài ánh sáng mạnh thị bạn sẽ cảm thấy mắt mình khó chịu thế nào. Dùng máy tính trong tối cũng tương tự. Việc nhìn nguồn ánh sáng từ một điểm tối sẽ khiến cho mắt phải điều tiết và hoạt động với cường độ cao hơn. Tốt nhất, hãy sử dụng một bóng đến để chiếu sáng khu vực làm việc của bạn (từ trên cao và phía sau lưng so với màn hình máy tính).

Giữ khoảng cách vừa phải với máy tính

Đây là điều mà ai ai cũng biết nhưng không phải ai cũng áp dụng được nó. Khoảng cách giữa mắt với màn hình là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nỗ lực bảo vệ đôi mắt của bạn. Đây là yếu tố đã được "tuyên truyền" ngay từ thời đại mà TV vẫn còn thống trị.

Kinh nghiệm bảo vệ mắt khi dùng máy tính thường xuyên


Cụ thể, tốt nhất bạn nên ngồi cách màn hình khoảng 1,5 đến 2 lần đường chéo của màn hình để đảm bảo mắt của bạn hoạt động tốt và nhẹ nhàng nhất.

Nếu tuân thủ các quy tắc trên thì cho dù làm việc cả ngày với máy tính thì tỷ lệ bị cận thị hay các bệnh về mắt của bạn sẽ hầu như không có. Thay đổi một chút thói quen để bảo vệ mắt là việc nên làm phải không?


Nhãn: ,

Việc cần làm phòng khi PC gặp họa

Bạn biết cách cài đặt lại Windows và khôi phục dữ liệu. Nhưng làm thế nào để quá trình khôi phục nhanh, an toàn và dễ dàng hơn?
 
Định dạng (format) và khôi phục lại máy tính không phải là điều lý thú. Bạn có thể phải mất đến 2 giờ để thực hiện các công việc như sao lưu tất cả dữ liệu, định dạng lại ổ cứng, cài đặt lại Windows và các trình điều khiển thiết bị (driver), tìm và cài đặt lại các phần mềm, khôi phục dữ liệu… Tuy nhiên, nếu đã dùng máy tính, thì ít nhất 1 lần, khi máy tính trở nên chậm chạp, không ổn định, “dính” virus, bạn sẽ phải thực hiện các công việc này.

Và sau đây là những cách giúp bạn khôi phục hệ thống nhanh và an toàn.

Tạo ảnh hệ thống

Việc cần làm phòng khi PC gặp họa


Trước tiên, bạn cần chắc chắn các thành phần sau đã được cài đặt đầy đủ và hoạt động tốt:

- Các bản cập nhật Windows.

- Các ứng dụng quan trọng cho công việc của bạn.

- Các trình điều khiển thiết bị.

Tiếp theo, tạo ảnh hệ thống. Ảnh hệ thống là bản sao lưu toàn bộ hệ thống tại thời điểm thực hiện sao lưu. Khi máy tính bị sự cố không thể hoạt động, bạn có thể dùng ảnh hệ thống này để khôi phục lại hệ thống, và máy tính sẽ trở lại nguyên trạng như tại thời điểm bạn thực hiện việc tạo ảnh, điều này giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian (Bạn cần lưu ý, tạo ảnh hệ thống khác hoàn toàn với việc sao lưu dữ liệu.)

Hiện có rất nhiều phần mềm tạo ảnh hệ thống, và một trong số đó là phần mềm miễn phí Macrium Reflect. Phần mềm này khá dễ dùng, bạn có thể lưu tập tin ảnh hệ thống vào đĩa CD/DVD, bút lưu trữ, ổ đĩa mạng… Ngoài ra, chương trình cho phép tạo đĩa khởi động cứu hộ hệ thống, giúp quá trình khôi phục ảnh hệ thống nhanh và hiệu quả hơn.

Thêm phân vùng Linux

Linux là hệ điều hành miễn phí, khởi động nhanh và là giải pháp cứu hộ cho Windows khi bị sự cố. Hãy phân một vùng ổ cứng dành cho Linux và cài đặt Linux như hệ điều hành thứ 2. Khi khởi động máy tính, bạn sẽ có tùy chọn khởi động Windows hay Linux. Nếu trong quá trình cài đặt Linux gặp trục trặc hay bạn không muốn dùng Linux như hệ điều hành thứ 2 nữa, bạn có thể dùng ảnh hệ thống đã tạo ở trên để khôi phục lại hệ thống như tình trạng ban đầu.

Việc cần làm phòng khi PC gặp họa


Nếu chọn cài đặt Linux như hệ điều hành thứ 2, bạn nên chọn dùng Ubuntu. Vì Ubutun có giao diện thân thiện, quá trình cài đặt dễ dàng và có nhiều hỗ trợ tốt cho người dùng (Tham khảo "12 lý do để thử ngay Ubuntu 10.10").

Thiết lập sao lưu dữ liệu tự động

Bạn nên sao lưu dữ liệu thường xuyên nhằm tránh mất mát dữ liệu do máy tính bị nhiễm virus hay bị lỗi không thể hoạt động.

Có 2 phương cách sao lưu dữ liệu. Một là, sao lưu định kỳ toàn bộ hệ thống (theo từng tuần chẳng hạn) vào ổ đĩa gắn ngoài. Phần mềm Macrium Reflect miễn phí hỗ trợ rất tốt việc sao lưu này. Chương trình sẽ tự động sao lưu theo lịch trình thiết lập của bạn.

Nếu bạn quan tâm việc sao lưu những phần dữ liệu thay đổi so với lần sao lưu đầy đủ cuối cùng (differential backup) và sao lưu những phần dữ liệu thay đổi so với lần sao lưu cuối cùng (incremental backup), bạn hãy mua bản Macrium Reflect đầy đủ, giá khoảng 40 đô la Mỹ (40USD, ~800.000 đ).

Hai là, dùng công cụ sao lưu trực tuyến Carbonite hay Mozy, để sao lưu các dữ liệu quan trọng lên đám mây. Mozy cung cấp 2GB không gian lưu trữ miễn phí trên đám mây; ngoài ra bạn có thể tùy chọn lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ của mình.

Tổ chức tập tin, thư mục hợp lý

Hãy sắp xếp các tập tin, thư mục hợp lý, khoa học. Tiện ích miễn phí Fences giúp bạn sắp xếp các biểu tượng (icon) trên màn hình nền (desktop) gọn gàng, ngăn nắp, phân loại theo từng đề mục.

Đối với từng loại tập tin, hãy đưa vào từng thư mục tương ứng. Chẳng hạn, tập tin nhạc đưa vào thư mục nhạc, các đoạn phim đưa vào thư mục phim… Việc sắp xếp như vậy sẽ giúp bạn hay tính năng Libraries của Windows 7 tìm kiếm tập tin, thư mục trở nên dễ dàng hơn.

Bảo mật máy tính đúng mức

Việc cần làm phòng khi PC gặp họa


Việc bảo vệ máy tính quá mức đôi khi gây phiền toái cho bạn chẳng hạn máy tính khởi động chậm, hệ thống hoạt động “ì ạch”…

Hiện Windows 7 đã tích hợp sẵn một số công cụ bảo mật, đủ đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng máy tính, “lướt net” như tường lửa, bộ lọc pop-up, spyware, hệ thống User Account Control và một số tiện ích bảo mật tích hợp sẵn trên Internet Explorer 8. Nếu chưa an tâm, bạn có thể dùng thêm tiện ích chống virus Microsoft Security Essentials miễn phí (Tham khảo thêm tại đây) và add-on Web of Trust cho trình duyệt. Ngoài ra, bạn có thể dùng bộ lọc spam, tuy nhiên hiện nay hầu hết dịch vụ e-mail trên nền web (Gmail, Yahoo...) đều đã có sẵn tính năng lọc spam.

Cài đặt chương trình gỡ bỏ ứng dụng hiệu quả, đúng cách

Một số chương trình sau khi bị gỡ bỏ sẽ để lại “rác” trong hệ thống. Và theo thời gian, chúng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy tính.

Bạn hãy cài đặt chương trình gỡ bỏ hoàn toàn ứng dụng, chẳng hạn Revo Uninstaller), Iobit Advanced Uninstaller. Các chương trình này giúp bạn gỡ bỏ triệt để ứng dụng, không lưu lại dấu vết trên máy tính.

Cả 2 chương trình này đều miễn phí. Iobit Advanced Uninstaller có dung lượng chỉ khoảng 700KB, không yêu cầu cài đặt.

Tạo thư viện trình điều khiển (Driver)

Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc khôi phục hay cài đặt lại máy tính là việc tìm trình điều khiển thiết bị. Ngay cả khi bạn khôi phục lại hệ thống từ ảnh hệ thống, thì một số trình điều khiển đã lỗi thời, cần cập nhật.

Hãy thực hiện sao lưu trình điều khiển thường xuyên như sao lưu dữ liệu. Tiện ích miễn phí Double Driver 4.1 sẽ giúp việc sao lưu này nhanh chóng và dễ dàng. Chương trình sẽ quét máy tính, tự động phát hiện và chọn các trình điều khiển không phải là thành phần có sẵn của hệ điều hành; sau đó chương trình sẽ sao lưu các trình điều khiển này vào bút lưu trữ, thư mục mạng hay các thiết bị lưu trữ khác của bạn.

Giúp máy tính khởi động nhanh hơn

Việc cần làm phòng khi PC gặp họa


Bạn biết rằng, máy tính càng có nhiều chương trình thì thời gian khởi động sẽ càng lâu. Vì khi khởi động Windows, các chương trình cũng sẽ đồng loạt khởi động. Do đó bạn sẽ cần đến một tiện ích đảm nhiệm việc điều phối việc khởi động.

Tiện ích miễn phí Soluto sẽ phân tích các phần mềm và dịch vụ cài đặt trên máy tính, sau đó cho phép bạn tùy chỉnh thời gian khởi động của từng chương trình.


Nhãn: ,

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm

Những linh kiện sau đây thường được người dùng tiết kiệm khi xây dựng cấu hình cho một bộ máy tính.


 
Khi chọn cấu hình máy tính để bàn (desktop), người dùng thường muốn có được cấu hình cao nhất với khả năng chi trả (tầm tiền bỏ ra) của mình. Đương nhiên, đây là một mong muốn đúng đắn. Tuy nhiên, cách thực hiện của đa phần người dùng là đầu tư vào những gì mình cảm thấy cần và "qua loa" đối với các thành phần cảm thấy không cần thiết. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ sai lầm và sẽ khiến cho bạn hối hận về sau.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Nói chung, khi đi mua máy tính, người dùng chỉ quan tâm đến các linh kiện quyết định đến tốc độ và hiệu năng của hệ thống như RAM, CPU... mà bỏ qua các linh kiện khác. Đây là những sai lầm thường hay gặp nhất và nhiều người đã và sẽ rơi vào tình huống này.

Nguồn (PSU)

Nguồn là một trong những thiết bị cực quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và sự ổn đinh của máy. Trong máy tính, PSU (Power Supply Unit) là bộ phận quản lý, phân chia nguồn điện đến các linh kiện khác trong máy. Tuy nhiên, điều lạ là người dùng thường coi đây là một linh kiện không quan trọng và cực kỳ tùy tiện khi lựa chọn chúng. Đặc biệt là với những người có kinh phí hạn chế, nguồn thường thành phần được chọn "càng rẻ càng tốt" để giảm giá tiền cho toàn hệ thống.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Tuy nhiên, đây là một quyết định cực kỳ sai lầm và chắc chắn sẽ khiến bạn hối hận rất nhiều trong quá trình sử dụng máy tính. Một bộ nguồn có công suất thấp sẽ không thể đáp ứng đủ điện cho các linh kiện trong máy và khiến cho chúng không thể hoạt động bình thường. Một bộ nguồn rẻ tiền, xuất xứ không rõ ràng, chất lượng kém sẽ làm máy của bạn hoạt động kém hiệu quả hoặc tệ hơn là gây ra hỏng hóc. Việc bạn vĩnh viễn chia tay chiếc máy tính thân yêu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Case

Cũng giống như nguồn, Case (vỏ) máy là một yếu tố không được nhiều người quan tâm khi lựa chọn máy. Đa phần người dùng chỉ coi đây là "hình thức bề ngoài" đơn thuần của các thiết bị bên trong. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường lựa chọn các mẫu case rẻ tiền nhất, thậm chí chấp nhận "hàng nhái" để giảm thiểu chi phí.

Nói chung, tác hại của một cái case "lởm" không rõ ràng như là nguồn. Nó gây tác hại từ từ, khó nhận ra và thường bị kết luận nhầm với hỏng hóc của các thiết bị khác. Đương nhiên, vỏ máy tính (case) ít khi dở chứng nhưng tác hại nó gây thì thường không nhỏ chút nào.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Một chiếc case "lởm" ngoài việc làm máy của bạn trông không hợp thẩm mỹ thì nó còn có thể tạo ra những rắc rối lớn hơn nhiều. Hãy tưởng tượng một chiếc case thiết kế không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến cho quạt tản nhiệt hoạt động không hiệu quả. Kết quả là các loại linh kiện cứ thế mà nóng lên trong quá trình hoạt động (do không thoát được nhiệt) và tệ nhất là dẫn đến cháy, nổ?

Thật ra, giá của một chiếc case chính hãng và có chất lượng cũng không quá đắt và không nên tiết kiệm tiền bằng việc chọn case "đểu".

Ổ cứng

Nhiều người đọc đến đây sẽ phản đổi mạnh mẽ bởi ổ cứng luôn là một phần quan trọng khi người dùng lựa chọn cấu hình máy tính. Tuy nhiên, đa phần người dùng mới thường chỉ chú ý đến dung lượng của ổ cứng mà quên đi các yếu tố khác.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Đây là sai lầm của hầu hết những người mua máy tính lần đầu chứ không hề hiếm gặp. Rõ ràng, mức giá chênh lệnh tương đối lớn giữa các tốc độ của ổ cứng khiến cho những người có kinh phí hạn chế cân nhắc. Một nguyên nhân nữa của việc này chính là tốc độ ổ cứng nhìn khá... khó hiểu khiến cho người mới mua không mấy quan tâm.

Những loại linh kiện máy tính không nên "tiết kiệm" khi mua sắm


Việc chọn ổ cứng chậm ngoài việc làm chậm quá trình đọc ghi dữ liệu của bạn nó còn làm giảm đáng kể tốc độ làm việc chung của hệ thống (do quá trình truy xuất dữ liệu chậm chạp). Vì vậy, hãy chọn ổ cứng có tốc độ tối thiểu 7200rpm. Nếu cần, hãy giảm dung lượng chứ đừng giảm tốc độ để rồi hối hận.


Nhãn: ,

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng gắn ngoài

Ổ cứng gắn ngoài giờ đã trở thành một linh kiện không thể thiếu nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách chọn mua chúng.
 
Ổ cứng gắn ngoài là thiết bị di động lưu trữ phổ biến và có dung lượng lớn nhất hiện nay trên thị trường. Không chỉ vậy, mặt hàng này ngày càng hấp dẫn người dùng bởi khả năng lưu trữ cao, tốc độ nhanh trong khi giá thành lại giảm và ở mức chấp nhận được với đa số người dùng.

Tuy vậy, việc lựa chọn cho mình một chiếc ổ cứng gắn ngoài sao cho tốt là điều không phải ai cũng biết. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn mua ổ cứng.

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng gắn ngoài



Dung lượng

Yếu tố đầu tiên mà người dùng nhìn vào khi chọn mua các ổ cứng di động chính là dung lượng. Thậm chí, với nhiều người chưa có kinh nghiệm thì đây được coi là yếu tố duy nhất. Đương nhiên, người ta cho rằng dung lượng càng lớn đồng nghĩa là sản phẩm càng tốt và nên mua. Nhưng thật sự có phải như vậy?

Câu trả lời là: Có nhưng không hoàn toàn đúng. Dung lượng lớn đúng là tốt nhưng nó không phải là yếu tố quyết định đến lựa chọn của bạn. Để có được quyết định chính xác, đầu tiên, bạn hãy xác định chính xác nhu cầu sử dụng của bản thân. Nếu như chỉ để lưu trữ dữ liệu hoặc backup thông thường, 160 GB là quá đủ. Phải xác định điều này bởi các ổ đĩa dung lượng cao hơn thì có giá đắt hơn nhiều. Ngoài ra, ổ cứng quá lớn đôi khi cũng gây khó khăn trong quản lý dữ liệu.

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng gắn ngoài



Tốc độ vòng quay ổ đĩa

Trên thị trường hiện giờ phần lớn các ổ cứng di động phổ thông đều có tốc độ 5.400 RPM. Đây là tốc độ chấp nhận được và thực tế là tương đương với các ổ đĩa cứng trong máy thế hệ cũ. Tuy nhiên, một số loại ổ đĩa cứng cao cấp có tốc độ cao hơn. Nhiều người thường bỏ qua tốc độ với suy nghĩ "chậm một chút cũng không sao nhưng thực tế là chỉ số này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ đọc ghi. Và hiển nhiên, một ổ đĩa đọc/ghi dữ liệu chậm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn.

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng gắn ngoài



Ngoài ra, một số sản phẩm kém chất lượng có tốc độ cực kỳ... "rùa bò". Hãy tưởng tượng, đôi khi ổ cứng di động của bạn ghi dữ liệu còn chậm hơn cả tốc độ Download. Thật tệ phải không? Vì vậy, hãy lựa chọn sáng suốt.

Có dùng adapter hay không?

Thời gian đầu xuất hiện, mỗi ổ cứng di động đều phải đi kèm với một adapter nhàm cung chấp nguồn điện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thiết bị này là không cần thiết. Lý do là nhờ sự phát triển của công nghệ, NSX đã tìm được cách sử dụng nguồn điện qua cổng USB để "sạc". Rõ ràng, việc thêm một adapter sẽ làm nặng, lỉnh kỉnh hành lý của bạn lên rất nhiều.

Những lưu ý khi chọn mua ổ cứng gắn ngoài



Vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không sử dụng adapter để tiện lợi và gọn gàng hơn khi phải di chuyển liên tục. Tất nhiên, các sản phẩm loại này thường đắt hơn một chút nhưng bù lại, sự tiện dụng lại nhiều hơn đáng kể.

Có chống shock hay không

Không ai có ý định phá hỏng thiết bị của mình. Tuy nhiên, cũng không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ bảo quản được ổ cứng gắn ngoài trong điều kiện tốt nhất. Chuyện bị đánh rơi không phải là chuyên hiếm gặp với các thiết bị lưu trữ, trong đó có ổ cứng gắn ngoài. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều chiếc ổ cứng "ra đi trước tuổi nhất".

Vì vậy, hãy ưu tiên chọn các loại thiết bị có vỏ bằng cao su chống shock hoặc các thiết bị có vò ngoài chắc chắn và chịu lực tốt nếu như bạn không muốn phải nhanh mua ổ cứng mới hoặc tệ hơn là mất hết dữ liệu quan trọng.


Nhãn: ,

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC

Vì sao thùng rác biến mất, thư mục DCIM có tác dụng gì? Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong loạt bài của GenK.
Tại sao khi cắm camera vào máy tính, có một thư mục mang tên DCIM cứ hiện ra?


Tất cả các loại camera kỹ thuật số, thậm chí cả một vài loại điện thoại di động thông minh có tích hợp tính năng chụp hình đều lưu trữ ảnh trong một thư mục mang tên DCIM. Chắc chắn có nhiều người sẽ tự hỏi, DCIM là gì? Tại sao thư mục đó không mang tên là Photos hay cái gì tương tự dể dễ nhận biết?

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC ( phần 2 )


Tin hay không tùy bạn, nhưng những gì liên quan đến DCIM đã trở thành một quy chuẩn. DCIM là viết tắt của cụm từ Digital Camera Images, và nó đã trở thành thư mục mặc định cho các loại camera kỹ thuật số. Sự tồn tại của thư mục này phần lớn là để giữ cho mọi thứ được “ngăn nắp”. Bất cứ khi nào bạn đặt thẻ nhớ vào camera, máy sẽ tự tìm một thư mục mang tên “DCIM”’, và nếu không có, nó sẽ tự tạo một thư mục mang tên như vậy.

Tương tự, một vài chương trình chỉnh sửa ảnh trên máy tính đã được thiết kế để tìm thư mục mang tên DCIM ngay khi các thiết bị như máy ảnh, máy quay được kết nối. Quy chuẩn này sẽ làm giảm thời gian tìm kiếm và ngăn cản phần mềm truy nhập những bức ảnh không do chụp từ camera.

“Thùng rác” trong máy tôi đã biến mất, tôi phải làm gì?

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC ( phần 2 )


Dù là một công cụ mặc định của hệ điều hành Windows, nhưng đôi khi thùng rác (Recycle Bin) bị “biến mất” vì một vài lý do, mà nổi bật nhất là người dùng đã lỡ tay tắt chức năng này trong máy tính, hoặc một ứng dụng từ hãng thứ 3 nào đó đã “ngầm” làm việc này.

Để hiển thị lại Thùng rác, hãy làm như sau:

- Đối với Windows Vista, Windows 7, người dùng hay click vào thanh Start >> gõ Desktop Icons trong ô Search >> click vào Show or hide common icons on the desktop.

- Tick vào ô checkbox bên cạnh Recycle Bin, và click OK.

- Nếu vẫn không được (hoặc sử dụng Windows XP), người dùng có thể truy cập vào trang web của Microsoft tại đây, click Run now khi hộp thoại Fix-it hiện ra để tiến hành sửa lỗi.

Vì sao máy tính của tôi hay tự động restart mà không “xin phép”?

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC ( phần 2 )


Rất nhiều người dùng đã gặp phải hoàn cảnh tương tự nhiều hơn một lần. Bạn đang dùng máy tính hoặc rời khỏi bàn làm việc trong một vài phút, và khi quay trở lại, máy tính đã tự động restart? Lý do thường bắt nguồn từ việc hệ điều hành Windows đã tiến hành cài đặt vài bản cập nhật (update) và sau đó tự khởi động lại mà không xin phép người dùng.

Để tránh tình trạng này, bạn hãy tắt tính năng Auto Update hoặc chỉnh sửa để Windows phải “hỏi” trước khi tiến hành download bất cứ bản cập nhật nào (tham khảo tại bài viết sau đây)

Vì sao Windows không cho phép tôi xóa một số file?

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC ( phần 2 )


Nếu Windows không cho phép bạn xóa một số file hoặc thư mục, nguyên nhân thường là có một vài ứng dụng hoặc chính hệ điều hành của Microsoft đang xử dụng những nguồn tài nguyên và dữ liệu liên quan đến các file hoặc thư mục này.

Nếu bạn cố gắng ấn Delete trong khi dữ liệu đang được “sử dụng” (có thể không do bạn không trực tiếp mở, nhưng một vài ứng dụng hoặc tiến trình chạy ẩn đang sử dụng chúng), hiển nhiên Windows sẽ hiện lên thông báo không thể xóa file.

Để giải quyết vấn đề này, cách đơn giản nhất là khởi động lại máy tính và tiến hành xóa file ngay lập tức. Ngoài ra, bạn có thể tải về chương trình xem các tiến trình, ứng dụng đang chạy của hệ thống như Killbox (link download) hoặc sử dụng Task Manager của Windows để tắt và xóa file.

Vì sao Adobe Reader và Java cập nhật liên tục? Tôi có nên để như vậy hay không?

Giải đáp những thắc mắc xung quanh chiếc PC ( phần 2 )


Có thể nói, Adobe Reader (chương trình đọc file PDF) và Oracle Java (các ứng dụng chạy trên web) là hai chương trình rất dễ bị hacker tận dụng để xâm nhập vào máy tính của bạn. Do vậy, hiển nhiên là Adobe và Oracle phải liên tục tung ra các bản cập nhật để tăng tính ổn định, và trên hết là sửa các lỗi bảo mật cho sản phẩm của mình.

Lời khuyên là bạn nên để cho Adobe Reader và Java cập nhật, còn nếu muốn tránh phiền toái, hay sử dụng các phần mềm có chức năng tương đương như Foxit Reader hay Nitro PDF.


Nhãn: ,

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC

Vì sao không thể in tài liệu, dữ liệu tải xuống bị biến mất, định dạng file .dat có tác dụng gì? Đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong loạt bài
Các dữ liệu tải về của tôi đi đâu? Tại sao tôi không thể tìm thấy chúng?



Nếu bạn tải dữ liệu thông qua công cụ tích hợp của trình duyệt (chứ không phải sử dụng phần mềm hỗ trợ download từ hãng thứ 3) thì nơi lưu những dữ liệu này sẽ do trình duyệt quyết định. Một số trình duyệt sẽ hỏi bạn nơi muốn lưu file tải về (Ví dụ Internet Explorer 8), nhưng một số trình duyệt khác (như Firefox hay Google Chrome) lại thiết lập mặc định. Và kết quả là do không để ý, một số người dùng không thể tìm nổi file mình đã tải về nằm ở đâu.

Do vậy, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên chỉnh lại cấu hình của trình duyệt.

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Đối với Chrome, click vào hình chiếc cờ-lê ở phía trên cùng bên phải, chọn Options >> Under the Hood. Kéo xuống mục Downloads và tick vào box Ask where to save each file before downloading.

Đối với Firefox, chọn Tools >> Options >> General >> Downloads. Tại đây, chọn đường dẫn đến nơi bạn muốn lưu trữ dữ liệu tải về. Để cho chắc chắn, bạn có thể kích hoạt tính năng Always ask me where to save files để Firefox sẽ hỏi bạn nơi lưu dữ liệu mỗi khi tải về. Sau đó, click OK.

Vì sao iPad, iPhone và các thiết bị di động không tự sạc khi cắm vào cổng USB trên máy tính?

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Một số chiếc điện thoại thông minh và thiết bị số như máy tính bảng, camera… thường tự động sạc pin khi cắm vào máy tính thông qua cổng USB. Tuy nhiên, nếu trường hợp thiết bị không tự động sạc, bạn đừng vội “tá hỏa” và cho rằng chúng đã bị hỏng. Nguyên nhân gây nên vấn đề này rất có thể nằm ở cổng USB của máy tính.

Lý do? Đó là việc cổng USB tích hợp trên PC hay laptop không đủ nguồn điện để cung cấp cho các thiết bị nói trên (thường là 10 Watts).

Vì sao một file video chạy “nuột” trên desktop lại không thể chạy trên laptop?

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Nếu như bạn sở hữu từ 2 chiếc máy tính trở lên, rất có thể bạn đã gặp những trường hợp như vậy: file video có thể chạy trên một chiếc máy tính nhưng lại không thể chạy trên chiếc còn lại. Lý do chính dẫn đến việc này thường là do thiếu codec hoặc xung đột codec (bộ mã giúp các ứng dụng có thể đọc file video). Để giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên tải bộ codec đầy đủ. Ví dụ K-Lite Codec Pack Full (download tại đây).

Tôi không thể in, và Windows cũng không cho tôi hủy lệnh hoặc xóa lệnh in trên máy. Vấn đề gì đang xảy ra?

Bạn gửi một file tài liệu đến máy in nhưng không có chuyện gì xảy ra. Và khi mở Print Queue (các lệnh đang chờ xử lý) thì bạn thấy có một lệnh đang bị báo lỗi. Dù đã cố xóa hoặc hủy, và thậm chí khởi động lại máy tính, vẫn không có gì thay đổi khi lệnh vẫn tồn tại?

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Thực chất, đây là một vấn đề về “liên lạc” giữa máy tính và máy in. Nguyên nhân có thể do trình điều khiển bị lỗi hoặc cổng kết nối USB có vấn đề. Để giải quyết vấn đề này, hãy tải về chương trình Stalled Printer Repair tại đây.

Ứng dụng này có chức năng vô cùng tuyệt vời khi gỡ bỏ lệnh in đang bị “kẹt” trong hàng đợi.

Tôi nghe thấy tiếng Bíp khi khởi động máy tính? Liệu có vấn đề gì không?

Những tiếng Bíp này thường xuất phát từ BIOS của máy tính. Những tiếng báo hiệu này thường khác nhau tùy thuộc vào loại mainboard và các hãng sản xuất. Tuy nhiên, chung nhất, một tiếng bíp ám chỉ máy tính bạn chạy bình thường.

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Nếu bạn nghe thấy 2 tiếng bíp dài kéo theo 3 tiếng bíp ngắn, điều đó có nghĩa là hệ thống đã không thể nhận diện được các thiết bị ngoại vi như bàn phím. Một tiếng bíp dài kéo theo 2 tiếng bíp ngắn thường chỉ ra những vấn đề về việc xuất hình ảnh.

Tóm lại, khi nghe thấy tiếng Bíp khác thường phát ra từ máy tính, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất BIOS, mainboard để biết thêm chi tiết về những vấn đề có thể xảy ra và tìm cách khắc phục.

Trong thư mục chứa hình ảnh, tôi thường thấy một file mang tên Thumbs.db. Liệu có thể xóa file này đi?

Giải mã những “bí ẩn” xung quanh chiếc PC


Nếu bạn vẫn đang sử dụng Windows XP, bạn có thể nhận ra các tệp chứa ảnh số thường chứa một file mang tên Thumbs.db. Thực chất, Thumbs.db là một file hệ thống chứa bộ nhớ đệm của chế độ xem trước ảnh ở cỡ to (thumbnail) trong thư mục đó. File này giúp Windows XP không phải render từng bức hình một để phục vụ cho người dùng xem ảnh ở chế độ thumbail.

Về việc có thể xóa file Thumbs.db hay không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, lời khuyên là bạn không nên làm vậy.


Nhãn: ,